Chuùng ta hoïc Phaät phaûi laáy thaønh toái Chaùnh Giaùc
Laøm muïc tieâu hoïc taäp

kinhphatthuyet.vn

THIỀN TÔNG VĨNH GIA TẬP - CHƯƠNG THỨ SÁU - BÀI TỤNG ƯU TẤT XOA

THIỀN TÔNG VĨNH GIA TẬP

Giảng giải: Sa Môn Huyền Giác, Đời Đường
 

CHƯƠNG THỨ SÁU

 BÀI TỤNG ƯU TẤT XOA
 

Định và loạn có sự phân biệt rõ ràng. Động và tịnh vốn không có hai. Ngu và huệ lý trái nghịch, nhưng gốc sáng tối không có gì khác. Bởi vì người mê thì theo hướng tối tăm đi ngược lại ánh sáng, như bỏ tịch tĩnh mà đi tìm cái động.

Ngộ thì bỏ cái động đi tìm cái tĩnh, bỏ sự u mê ám chướng đi tìm ánh sáng. Vậy ánh sáng thì chuyển ngu thành huệ, tịnh sinh ra thì dứt loạn mà thành định. Định có là do lìa bỏ động, huệ phát sinh là do bỏ đi sự u mê ám chướng. Si mê và huệ trong lồng phiền não. Tướng tịnh và ánh sáng hướng về nơi vật làm tiêu biểu.

Vật thì không có ngu là do công của huệ, phiền não không có loạn chỉ do công sức nơi định. Định huệ lại giúp cho sự yên lặng sáng suốt, ngu si và não loạn thuộc tối tăm và dao động. Động có thể tịnh, loạn có thể định, tối tăm có thể sáng, ngu vẫn có huệ. Như vậy tối tăm và động tịnh không khác nhau. Tịch tĩnh và sáng suốt hợp với đạo, còn ngu si và loạn tưởng chẳng khác, định huệ do đó đồng một tông chỉ. Tông đồng này không do duyên.

Định huệ thì tịch mà thường chiếu, tịch mà thường chiếu thì cả hai cùng khởi, không do duyên mà cả hai cùng mất, cùng mất thì gọi Ưu Tất Xoa, cả hai cùng khởi thì gọi Tỳ Bà quán Xá Ma Chỉ, do Xa Ma Tha Chỉ, tuy tịch tĩnh thường chiếu, vì Tỳ Bà Xá Na quán, tuy chiếu mà thường tich, vì Ưu Tất Xoa thiền chẳng phải thường chiếu chẳng phải thường tịch.

Vì thường chiếu, thường tịch cho nên nói chơn đế tức Tục Đế, chẳng phải tịch chẳng phải chiếu biết dừng lại ở Tỳ Da pháp môn bất nhị im lặng trong Kinh Duy Ma Cật.

Lại nữa còn có mười môn Tâm quán.

Nói về các pháp nhĩ.

Nêu ra quán thể.

Nói về sự tương ưng.

Răn bảo tâm tăng thượng.

Khuyên bảo sự lười nhác, xao lãng.

Nêu lại quán thể.

Nói về việc đúng sai.

Chọn lựa thuyên chỉ.

Tiếp xúc cảnh thành quán.

Khế hợp với huyền cơ.

Nói về các pháp nhĩ: Phàm tâm rỗng thì được thông suốt. Nguồn động tĩnh không có hai.

Chơn như dứt sự suy lường, nếu niệm lo toan thì niệm không dứt, vì thấy còn nhiều nghi ngờ, sự rốt ráo là tịch tĩnh. Nguồn chơn tâm không hình thái, nhưng xét ra có ngàn muôn sai khác, sự khác nhau không đồng, nên lập ra tên gọi pháp nhãn. Tịch tĩnh không khác nên huệ nhãn tồn tại. Cả hai lý và lượng đều mất, Phật nhãn công hạnh tròn đầy. Vì thế ba cõi chỉ một cảnh, lý Pháp Thân thường thanh tịnh.

Tam trí mà chỉ cần nhất tâm, thì Bát Nhã chiếu soi. Cảnh và trí sâu xa được dung hợp, nên pháp giải thoát tùy cơ, chẳng dọc ngang mà giáo pháp tròn đầy thì sự lĩnh hội được huyền diệu. Cho nên biết diệu tánh của tam đức sâu xa dung hợp, vì thế tâm sâu rộng khó suy lường, thì đâu có cái gì chẳng phải là đường giải thoát. Do đó tâm tức đạo, có thể lần theo dòng mà tìm được về nguồn chơn lý vậy.

Nêu ra quán thể: Nghĩa là chỉ nhất tâm tức không mà chẳng không, chẳng không mà chẳng phải không.

Nói về sự tương ưng: Tâm cùng với không tương ưng thì được khen chê, đâu có vui buồn. Thân cùng với không tương ưng, khi bị dao cắt hay xoa hương thơm, thì có gì khổ có gì vui. Y báo cùng với không tương ưng, khi được bố thí hay bị cướp đoạt, thì đâu có được mất.

Tâm cùng với không tương ưng, thì ái kiến thảy đều bỏ hết, lòng từ bi được ban khắp tất cả. Thân cùng không mà chẳng không tương ưng, thì trong lòng như cây khô, bên ngoài thì hiện tướng oai nghi. Y báo cùng không mà chẳng không tương ưng, thì vĩnh viễn dứt được sự tham cầu, đem tiền của giúp người.

Tâm cùng không mà chẳng không, chẳng không mà chẳng phải không tương ưng, thì thật tướng mới rõ ràng, được khai mở tri kiến Phật. Thân cùng không mà chẳng không, chẳng không mà chẳng phải chẳng không tương ưng, thì một trần thảy đều khởi. Y báo cùng không mà chẳng không, chẳng không mà chẳng phải chẳng không tương ưng, thì hương đài bảo cát cõi Tịnh Độ trang nghiêm được hóa sanh ra.

Khuyên bảo người tăng thượng mạn: Nếu chưa được như trên thì chưa được tương ưng.

Khuyên bảo sự biếng lười xao lãng: Qua sông cần phải lên thuyền, không có thuyền làm sao qua sông. Vì vậy tu cần phải nhập vào chánh quán, không có thiền quán thì tâm không sáng, tâm chưa sáng làm sao tương ưng như phần trước. Suy nghĩ kỹ những điều ấy chớ có ỷ lại.

Nêu lại quán thể: Nhất niệm tức là không bất không, phi hữu phi vô, chẳng biết tức niệm, tức không bất không, phi phi hữu vô phi phi vô.

Nói về thị phi: Tâm không phải có, tâm không phải không. Tâm không phải phi hữu, tâm không phải phi vô. Là có là không tức rơi vào cái thị. Phi hữu, phi vô tức rơi vào cái phi. Như vậy chỉ là cái phi sai của thị và phi, chưa phải là cái thị phải của phi thị và phi phi.

Nay dùng cái phi để phá trừ hai cái thị, thị phá trừ phi vẫn còn là phi. Lại dùng hai cái phi để phá trừ hai cái phi, phi phá phi phi tức là thị. Như vậy, chỉ có cái thị của phi thị và phi phi, chưa hải là bất phi bất bất phi, bất thị bất bất thị. Cái lầm về thị phi tinh vi không rõ, phải để tinh thần sáng suốt tịch tĩnh nghiên cứu kỹ những điều ấy.

Chọn lựa thuyên chỉ: Tìm đến chân lý thì không dùng ngôn từ, chỉ mượn văn tự để nói về ý chỉ đó. Ý nghĩa ý chỉ và tông thú không phải do quán, trong Kinh nói tu về quán là để lĩnh hội tông thú.

Nếu như ý nghĩa chưa rõ, thì lời nói chưa có xác thực. Nếu như tông chỉ chưa lĩnh hội được thì quán chưa sâu. Quán sâu mới lĩnh hội được tông thú ấy, lời nói có xác thực thì mình mới rõ được ý chỉ. Ý chỉ và tông thú được rõ ràng dễ lĩnh hội, thì lời nói và quán đâu còn tồn tại nữa.

Tiếp xúc cảnh thành quán: Diễn bày bằng ngôn ngữ là để nêu lại quán thể là muốn nói rõ về tông thú và ý chỉ không có sự khác nhau. Lời nói và quán tùy nơi thay đổi. Tuy nói thay đổi nhưng ngôn và lý không sai, thay đổi quán thì quán và ý chỉ không thay đổi. Ý chỉ không sai tức là lý, lý không sai khác tức là tông. Tôn thú và ý là một nhưng hai tên gọi, mà lời nói và quán là để làm rõ sự dẫn giải ra đây.

Khế hợp với huyền cơ: Khi hành giả tâm đã ngộ rồi, nhưng còn chấp vào quán và mê lý. Người đạt được giáo lý mà còn vướng mắc vào lời nói, mà lầm lý. Khi đã hiểu lý thì không dùng ngôn ngữ, còn gì để bàn luận, ý chỉ lĩnh hội nơi tâm nên hành cũng diệt, quán đâu có tâm suy luận, tâm ngôn không cần bàn luận, thì đâu còn gọi diệu lý khế hợp trong cõi này.

***