Chuùng ta hoïc Phaät phaûi laáy thaønh toái Chaùnh Giaùc
Laøm muïc tieâu hoïc taäp

kinhphatthuyet.vn

NIỆM PHẬT KÍNH - CHƯƠNG MỘT - KHUYẾN TẤN NIỆM PHẬT

NIỆM PHẬT KÍNH

Giảng giải: Đại Sư Thiện Đạo
 

CHƯƠNG MỘT

KHUYẾN TẤN NIỆM PHẬT
 

Phật là Đại Sư của tam giới, Từ Phụ của bốn loài, người quy tín đó thì diệt tội hằng sa, người xưng niệm đó thì được phước vô lượng.

Phàm muốn niệm Phật, cần phải khởi lòng tin, nếu người không tin thì không thể thu hoạch được, cho nên trong Kinh nói: Lòng tin là bước đầu vào đạo, những hàng trí giả dùng phương chước mầu nhiệm cứu kính, trước hết cũng phải dùng lòng tin rồi sau đó mới vâng làm.

Nên Kinh A Di Đà nói: Nếu có người tin cần phải phát nguyện sanh về Quốc Độ kia. Đây là lời khuyên tin của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Trong Kinh ấy cũng nói: Các ông cần phải tin đây là lời khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của Chư Phật trong sáu phương đều khuyên tin.

Trong Kinh Pháp Hoa cũng nói: Tùy thuận theo Kinh, năng dùng lòng tin mà được vào.

Luận Thập Trụ nói: Nếu người gieo căn lành có lòng nghi thì hoa không nở, lòng tin thanh tịnh thì hoa liền nở liền được thấy Phật. Thật vậy, người không có lòng tin như bánh xe không có chốt không thể đi xa. Người có lòng tin thì lời nói có lý đúng, lý đúng là đạo thành.

Triệu Pháp Sư dạy: Người không có lòng tin không thể truyền. 

Đại hạnh Hòa Thượng nói: Pháp môn niệm Phật không hỏi đạo, tục, nam, nữ, sang, hèn, giàu, nghèo chỉ có đủ lòng tin là có thể vào đạo.

Hỏi: Đã nói về lòng tin, vậy xin hỏi phải tin pháp gì?

Đáp: Người có lòng tin, y theo Kinh nói: Tin niệm Phật được sanh Tịnh Độ, tin niệm Phật chắc được diệt tội, tin niệm Phật chắc được Phật chứng, tin niệm Phật chắc được Phật gia hộ, tin niệm Phật đến khi lâm chung Phật tự đến rước.

Tin niệm Phật bất cứ ai có lòng tin đều được vãng sanh, tin niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ chắc được ba mươi hai tướng tốt, tin niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ chắc được ở vị bất thối, tin niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ chắc được vui vẻ trang nghiêm, tin niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ chắc được sống lâu vô lượng.

Tin niệm Phật sanh Tịnh Độ cùng các Bồ Tát là bạn lữ, tin sanh về Tịnh Độ liền không rời Phật, tin sanh về Tịnh Độ hoa đài hóa sanh, tin Phật A Di Đà hiện đang thuyết pháp, tin sanh về Tịnh Độ không đọa tam đồ.

Sở dĩ dạy niệm Phật, vì căn cứ vào Quán Kinh, niệm Phật một niệm chắc diệt được trọng tội sanh tử tám mươi ức kiếp, lại được vi diệu công đức tám mươi ức kiếp, đây là chỗ sáu phương Chư Phật khuyên tin.

Hòa Thượng Đại Hạnh dạy người niệm Phật, tâm chỉ tin Phật, Phật liền biết vì Phật có tha tâm thông, miệng xưng Phật, Phật nghe được vì Phật có thiên nhĩ thông, thân lễ kỉnh Phật, Phật liền thấy được vì Phật có thiên nhãn thông, đây là chỗ khuyên tin niệm Phật của Hòa Thượng Đại Hạnh.

Lòng tin cũng như người gieo hạt cây thật sâu, gốc cây chắc, nên gió thổi không động, cuối cùng có trái tốt giúp người hết đói khát. Người niệm Phật cũng như thế, chỉ cần có lòng tin sâu, được đến Tây Phương, thành đẳng chánh giác, rộng giúp các nguy ách, nếu người không có lòng tin dù vào kho báu cũng chỉ tay không, chẳng được vật gì.

Cho nên trong Kinh nói: Bồ Tát Thập trụ khởi lòng tin niệm Phật, về sau dù gặp duyên ác phải tan thân mất mạng, thà phải chịu chết vẫn không mất lòng tin.

Nên Kinh Duy Ma nói: Tin sâu bền chắc cũng như kim cương, pháp báu chiếu khắp như mưa cam lồ, nên người niệm Phật cần phải tin sâu.

Luận Vô Thượng Thọ nói: niệm Phật có năm môn, vì sao gọi là năm?

Lễ bái môn là thân nghiệp chuyên lễ Phật A Di Đà.

Tán thán môn là khẩu nghiệp chuyên xưng danh hiệu Phật A Di Đà.

Tác nguyện môn là chỗ có công đức lễ niệm chỉ muốn cầu sanh về Thế Giới Cực Lạc.

Quán sát môn là đi đứng ngồi nằm chỉ quán sát Phật A Di Đà mau sanh Tịnh Độ.

Hồi hướng môn là chỉ công đức niệm Phật, lễ Phật chỉ nguyện sanh Tịnh Độ, mau thành vô thượng bồ đề. Đây chính là pháp môn niệm Phật chính yếu trong Kinh Vô Lượng Thọ.

Trong Kinh Vô Lượng Thọ cũng nói: Người niệm Phật có bốn pháp tu hành.

Vì sao gọi là bốn pháp tu?

Trường thời tu là một khi phát tâm niệm Phật liên tục thẳng đến được sanh Tịnh Độ thành Phật trọn không lui sụt.

Cung kính xứ tu là chính hướng Tây Phương chuyên tưởng không dời đổi.

Vô gián tu là chỉ chuyên niệm Phật, không có những tạp thiện khác làm gián đoạn và cũng không có tham sân si tạp ác làm gián đoạn niệm Phật.

Vô dư tu là không có thêm các thứ tạp thiện làm gián đoạn niệm Phật.

Vì sao?

Vì tạp thiện tu hành nhiều kiếp khó thành vì tự lực. Còn người niệm Phật một ngày đến bảy ngày liền sanh về Tịnh Độ, ở vị bất thối, mau thành vô thượng bồ đề, nương theo bản nguyện lực của Phật A Di Đà nên mau được thành tựu, nên gọi là vô dư tu.

Căn cứ vào Quán Kinh khuyên người niệm Phật Phẩm Thượng vãng sanh có nói: Nếu có chúng sanh nào nguyện sanh về nước kia phải phát khởi ba thứ tâm liền được vãng sanh.

Vì sao gọi là ba thứ?

Chí thành tâm: Hành giả thân nghiệp chuyên lễ Phật A Di Đà, khẩu nghiệp chuyên xưng Phật A Di Đà, ý nghiệp chuyên tin Phật A Di Đà cho đến vãng sanh Tịnh Độ thành Phật, không sanh lòng thối chuyển gọi là chí thành tâm.

Thâm Tâm là chân thật khởi lòng tin, chuyên niệm danh hiệu Phật, thề sanh Tịnh Độ, lấy thành Phật làm kỳ, hoàn toàn không còn khởi nghi hoặc nên gọi thâm tâm.

Hồi hướng phát nguyện tâm là chỗ có công đức lễ niệm chỉ nguyện vãng sanh Tịnh Độ, mau thành vô thượng bồ đề nên gọi là hồi hướng phát nguyện tâm. Đây là pháp thượng phẩm vãng sanh.

Kinh Văn Thù Bát Nhã nói: Không quán tướng mạo, chuyên xưng danh hiệu là thực hành nhất hạnh tam muội. Muốn mau được thành Phật cũng nên thực hành nhất hạnh tam muội này.

Muốn đủ nhất thế chủng trí cũng nên thực hành nhất hạnh tam muội này. Muốn được thấy Phật cũng nên thực hành nhất hạnh tam muội này. Muốn được sanh Tịnh Độ cũng nên thực hạnh nhất hạnh tam muội này. Đây chính Kinh Văn Thù Bát Nhã chỉ Pháp niệm Phật vãng sanh.

Kinh A Di Đà nói: Này Xá Lợi Phất!

Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói Phật A Di Đà rồi gìn giữ danh hiệu hoặc một ngày, hoặc hai ngày cho đến bảy ngày một lòng không loạn, người ấy khi mạng sắp lâm chung, Phật A Di Đà cùng các Thánh Chúng hiện ra trước người ấy, người ấy khi lâm chung tâm không điên đảo liền được vãng sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà. Đây là Pháp niệm Phật vãng sanh của Kinh A Di Đà.

Hỏi: Nếu niệm Phật một ngày được vãng sanh về Tịnh Độ cần gì đến bảy ngày?

Đáp: Nói một ngày cho đến bảy ngày đều là chỉ thời gian lâm chung vãng sanh Tịnh Độ, mau thì một ngày, chậm thì bảy ngày đây là phương thượng phẩm vãng sanh trong Kinh A Di Đà.

Trong Quán Kinh nói: Hạ phẩm hạ sanh hoặc có chúng sanh tạo pháp chẳng lành như ngũ nghịch, thập ác, những người ngu này, vì ác nghiệp nên phải đọa vào ác đạo, trải qua nhiếu kiếp chịu khổ vô cùng.

Người này khi mạng chung gặp thiện tri thức dạy niệm danh hiệu Phật A Di Đà mười niệm trừ tội được vãng sanh. Đây là pháp vãng sanh của người bậc hạ hạ. Kinh Vô Lượng Thọ nói cho đến một niệm liền được vãng sanh Tịnh Độ. Đây là Pháp vãng sanh của Bậc Hạ.

Hỏi: Như vậy là bảy niệm đến mười niệm là Bậc Hạ, còn một ngày đến bảy ngày là Bậc thượng phẩm phải không?

Đáp: Phải. Một niệm đến mười niệm là số niệm ít nên công đức cũng ít, nên sanh về hạ phẩm. Một ngày đến bảy ngày số niệm nhiều công đức cũng nhiều, nên sanh về thượng phẩm.

Lại nữa, một niệm đến mười niệm là chỉ người phát tâm trễ, một ngày đến bảy ngày là chỉ người phát tâm sớm. Dù vậy, một niệm đến mười niệm, một ngày đến mười ngày được vãng sanh về Tịnh Độ, đồng ở vị bất thối, thẳng đến vô thượng bồ đề.

Lại nữa, người niệm Phật như tiếng khóc của con, cha mẹ nghe rồi liền mau đến cứu, đói thì cho ăn, lạnh thì cho áo ấm, đây là năng lực của cha mẹ chớ sức trẻ con không thể làm được.

Người niệm Phật lại cũng như thế, chỉ cần niệm Phật, Đức Phật là đấng đại bi, nghe tiếng liền đến cứu, chỗ có tội nghiệp Phật giúp diệt tội, chỗ có bệnh hoạn Phật giúp cho lành, chỗ có các chướng, Phật đều dẹp phá, cũng như cha mẹ nuôi con vậy. 

Kinh Pháp Hoa nói: Tất cả chúng sanh đều là con ta, ta là cha các ông, các ông nhiều kiếp chịu khổ sở thiêu đốt, ta đều dẹp hết, dẫn ra khỏi ba cõi. Người tu theo Đạo Phật phải cần niệm Phật.

Kinh Duy Ma nói: Muốn trừ phiền não phải có chánh niệm. Niệm Phật là chánh niệm hiện tiền.

*