Chuùng ta hoïc Phaät phaûi laáy thaønh toái Chaùnh Giaùc
Laøm muïc tieâu hoïc taäp

kinhphatthuyet.vn

NGẪU ÍCH ĐẠI SƯ PHÁP NGỮ - TẬP MƯỜI MỘT - DẠY HUYỀN TRỨ

NGẪU ÍCH ĐẠI SƯ PHÁP NGỮ

Giảng giải: Đại Sư Ngẫu Ích
 

TẬP MƯỜI MỘT

DẠY HUYỀN TRỨ
 

Phật tri, Phật kiến chẳng là gì khác, chỉ là nhất niệm tâm tánh hiện tiền của chúng sanh mà thôi. Hiện tiền nhất niệm tâm tánh vốn chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở khoảng giữa, chẳng thuộc vào tam thế, chẳng thể dùng tứ cú để diễn tả được.

Chỉ vì chẳng chịu quán sát kỹ càng, lầm nhận bóng dáng của lục trần là tướng của tự tâm nên tạo thành tri kiến của chúng sanh.

Nếu quán sát tỉ mỉ tri kiến chúng sanh ấy thì nó chẳng ở trong các nơi: Trong, ngoài, trung gian, chẳng thuộc ba đời, chẳng rớt vào tứ cú, thì bản thể của tri kiến chúng sanh vốn là tri kiến của Phật vậy. Nếu như chẳng thể tin nhận ngay điều này cũng chớ khởi nghi tình, cũng như đừng uổng công đảm đương, chỉ nên thâm tâm trì giới, niệm Phật.

Nếu trì đến thanh tịnh, niệm đến mức thân thiết, bỗng tự nhiên tin nhận, như thường nói: Lại dùng phương tiện khác để giúp ðệ nhất nghĩa hiển lộ. Gậy này đập vào đầu người đá, dãi dầu luận chuyện thực. Nếu muốn chi, hồ, giả, dã, tốn nước dãi luận chuyện các nơi thì tôi chẳng biết đến.

Kệ rằng:

Chúng sanh tri kiến, Phật tri kiến,

Như thủy kết băng, băng hoàn hãn,

Giới lực xuân phong, Phật nhật huy,

Hoàng hà sách thanh chấn lưỡng ngạn,

Thiết mạc si cuồng hướng ngoại cầu,

Triệt ngộ y nhiên đảm bản hán.

Tạm dịch:

Tri kiến chúng sanh, tri kiến Phật,

Như nước đóng băng, băng lại tan,

Gió xuân giới lực, Phật nhật rạng,

Băng sông Hoàng nứt rền hai bờ,

Chớ có si cuồng cầu bên ngoài,

Ngộ rồi, vẫn như kẻ ngốc nghếch.

***