Chuùng ta hoïc Phaät phaûi laáy thaønh toái Chaùnh Giaùc
Laøm muïc tieâu hoïc taäp

kinhphatthuyet.vn

NẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG, CHỈ TĂNG TÁN THÁN TĂNG - TẬP MƯỜI CHÍN - VÌ SAO TÔI PHẢI XUẤT GIA

NẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG,

CHỈ TĂNG TÁN THÁN TĂNG

Giảng giải: Pháp Sư Minh Sơn
 

TẬP MƯỜI CHÍN

VÌ SAO TÔI PHẢI XUẤT GIA
 

Pháp sư Định Hoằng Chí nguyện xuất gia này kỳ thực tôi đã có từ rất lâu, đến nay cuối cùng cũng đạt được ý nguyện. Xin hội báo một chút với mọi người nhân duyên xuất gia của tôi, khi mới bắt đầu học Phật thì có cái duyên này, năm 1990 tôi bắt đầu tiếp xúc Phật Pháp, lúc đó vẫn chưa tiếp xúc với Kinh Giáo của sư phụ thượng nhân của chúng ta.

Lúc đó tôi ở Quảng Châu, bởi vì nhân duyên ông ngoại tôi qua đời, mẹ tôi dẫn bà ngoại tôi và tôi đi vào Chùa Quang Hiếu thành phố Quảng Châu, lúc đó vì muốn giải sầu, gặp được Lão Hòa Thượng Bổn Hoán, lúc đó Ngài là Phương Trượng Chùa Quang Hiếu.

Ngài rất từ bi tiếp dẫn chúng tôi vào cửa Phật, tặng chúng tôi một ít sách, trong đó bao gồm băng giảng Vô Lượng Thọ Kinh của sư phụ thượng nhân, lúc đó là băng ghi âm, tôi nhớ rằng đó là Công ty Di Tâm Viên ghi âm, Đài Loan đã có được Vô Lượng Thọ Kinh từ rất sớm.

Lúc đó Bổn lão nhìn thấy tôi, dường như đặc biệt có duyên với tôi, đã nói cho tôi nghe rất nhiều, hai lần khuyên tôi nên xuất gia, nói rằng: Cậu xuất gia, sau này phải làm đại Pháp sư. Lúc đó tôi vừa lên đại học, chỉ nghĩ muốn ra nước ngoài, không nghĩ đến xuất gia.

Sau đó Bổn lão mời sư phụ thượng nhân của chúng ta đến Chùa Quang Hiếu Quảng Châu giảng A Di Đà Kinh, đã mời hai lần, lần thứ hai thì chúng tôi gặp được sư phụ thượng nhân, lúc đó mẹ của tôi nghe giảng A Di Đà Kinh từ đầu đến cuối, còn ghi chép lại rất tường tận, đã kết được duyên với sư phụ thượng nhân.

Sau này trước khi tôi ra nước ngoài du học, năm 1995 tôi cùng với một số cư sĩ và mẹ tôi cùng nhau đi Thượng Hải, tham gia Phật Thất, sau khi Pháp Hội kết thúc chúng tôi có một duyên phận rất thù thắng, đến nhà của giáo sư Từ.

Lúc đó chúng tôi vẫn chưa biết giáo sư Từ, cư sĩ địa phương hỏi chúng tôi có muốn đi không, chúng tôi nói muốn đi, không nghĩ đến đó là nhà của giáo sư Từ.

Lúc đó mẹ của sư phụ thượng nhân của chúng ta vẫn còn, ở trong phòng niệm Phật, lúc đó giáo sư Từ hộ trì mẹ già cầu sanh Tịnh Độ, vì vậy người ngoài đều không thể thấy mặt, nói với chúng tôi mẹ già đang ở trong phòng này vỗ vào cái ghế dựa niệm Phật, chúng tôi không dám quấy nhiễu.

Giáo sư Từ rất từ bi, tặng cho mẹ con chúng tôi rất nhiều băng ghi âm của Lão sư phụ, như Liễu Phàm Tứ Huấn, Nhận Thức Phật Giáo v.v... sau này tôi đi du học ở Mỹ, thì tìm đến Tịnh Tông Học Hội Dallas, từ đó thì thường được thân cận sư phụ thượng nhân.

Vào năm tôi hai mươi bốn tuổi, năm 1997, năm 1995 tôi ra nước ngoài, năm 1997 vừa lên lớp tiến sĩ, tháng 5 năm đó, sư phụ thượng nhân đến Tịnh Tông Học Hội Dallas chủ trì Phật Thất, khai thị trong Phật Thất, tôi liền tham gia Phật Thất đó, mỗi ngày ở đó nghe sư phụ thượng nhân khai thị, nghe xong vô cùng cảm động.

Lúc đó Quán Trưởng Hàn vừa mới qua đời, mọi người đều làm Pháp Hội tưởng nhớ, sư phụ thượng nhân xuống tóc cho một nhóm Pháp sư cuối cùng mang chữ Ngộ. Sư phụ thượng nhân nói, chính Ngài không cạo tóc, đều do Quán Trưởng Hàn muốn Ngài cạo nên Ngài mới cạo, đây là một nhóm sau cùng.

Có một số đồng tu hỏi tôi, anh có muốn đuổi theo kịp chuyến xe sau cùng này hay không?

Nhóm cuối cùng rồi, sau này không còn cơ hội nữa, sư phụ thượng nhân bế đao rồi. Lúc đó tự nhiên tôi nảy sinh sự kích động muốn xuất gia, nhưng sự kích động này là một loại tình cảm, không phải lý tính, lúc đó tôi do dự tới do dự lui, không thể hạ quyết tâm.

Sau cùng không còn cách nào khác, thỉnh giáo sư phụ, cũng không dám nói rõ bản thân muốn xuất gia, chỉ hỏi sư phụ rằng: Người trẻ tuổi như chúng con bây giờ phải làm thế nào học Phật cho tốt?

Lúc đó sư phụ thượng nhân ở trong một phòng khách nhỏ, đặc biệt từ bi đối với tôi, vào lúc đó tôi như tục ngữ nói trẻ con còn chưa dứt sữa, hai mươi bốn tuổi, chàng trai trẻ, có lẽ sư phụ thượng nhân nhìn thấy tôi cũng rất hiếu học, rất thành khẩn, liền cho tôi hai lời khai thị chân thành sâu sắc: Thứ nhất phải học cho xong, thứ hai đọc Vô Lượng Thọ Kinh.

Sư phụ thượng nhân không để tôi xuất gia, để tôi học cho xong, vậy tốt thôi, bây giờ tôi đang học tiến sĩ mà, thì tiếp tục học thôi. Ngay lúc đó tôi đem chín điều hiếu nguyện chính mình phát ra đọc cho sư phụ thượng nhân nghe, để Ngài chỉ bảo.

Sau khi sư phụ nghe xong, gật đầu nói hiếm có, tôi lập tức thỉnh giáo, vậy con muốn giữ gìn tốt chín điều hiếu nguyện này thì phải làm thế nào?

Sư phụ nói với tôi phải nỗ lực học Phật.

Lúc đó tôi giống như rất nhiều đồng tu lần đầu tiên gặp mặt sư phụ, rất muốn chụp một tấm hình với sư phụ, tốt nhất là chụp riêng một tấm, thì cảm thấy rất ngại, nhưng lại rất muốn, thế là miễn cưỡng mở miệng thỉnh cầu: Con có thể chụp một tấm hình với sư phụ hay không?

Sư phụ rất từ bi: Được, đến đây.

Ngài ngồi trên ghế salon là ghế hai người ngồi, Ngài ngồi ở ngay giữa, sau đó Ngài ngồi qua một bên, nhường ra một bên cho một người ngồi, con qua đây ngồi, lúc đó tôi sợ quá, hay là con đứng chụp với sư phụ, con không dám ngồi, sư phụ thượng nhân cười và nói: Không sao, con ngồi đi, chúng sanh và Phật bình đẳng.

Lời nói này tôi như hiểu mà không hiểu, dù sao tôi cũng nghe hiểu hai chữ bình đẳng, bình đẳng thì ngồi thôi, thế là chụp một tấm hình, tấm hình này rất quý, lần đầu tiên tôi chụp riêng với sư phụ.

Sau đó sư phụ cũng hỏi tường tận một số tình hình của tôi, tôi liền báo cáo kỹ càng, con là người Quảng Châu, năm nay hai mươi bốn tuổi, đang chuẩn bị học tiến sĩ, tình hình trong nhà như thế nào, báo cáo cho sư phụ từ gốc đến ngọn.

Sau khi sư phụ nghe xong gật đầu nói: Hai mươi bốn tuổi, người Quảng Đông, Đại Sư Lục Tổ đời Đường cũng là người Quảng Đông, năm đó Ngài khai ngộ cũng là hai mươi bốn tuổi. Tôi vừa nghe thì cảm thấy rất hổ thẹn, thật sự so sánh tôi với Tổ Sư, cả xách dép cho Ngài cũng không có tư cách.

Lúc đó khi sư phụ khai thị đã nói ra một lý tưởng của Ngài, trước khi quán trưởng Hàn khẩn cầu Ngài giảng Hoa Nghiêm Kinh, năm đó là năm 1997 sư phụ liền bắt đầu vào giảng Hoa Nghiêm Kinh, tháng 5 năm 1998 chính thức bắt đầu giảng.

Vì vậy trong lúc khai thị sư phụ nói, hy vọng đến lúc đó có thể mở một lớp Hoa Nghiêm, các đồng tu có duyên cùng nhau học tập Hoa Nghiêm Kinh, không cần nhiều người, có năm người thì được rồi. Sư phụ vừa nói như vậy, tôi lại khởi một sự kích động, rất muốn theo sư phụ học Hoa Nghiêm Kinh.

Sau khi tan học, tôi liền thỉnh cầu sư phụ, con có thể theo sư phụ học Hoa Nghiêm không, sư phụ im lặng hồi lâu, nói với tôi: Pháp thế xuất thế gian đều phải xem duyên phận của con, sau đó thì không nói nữa, lời nói này tôi nghe xong như hiểu mà không hiểu, rốt cuộc ý của sư phụ là thế nào?

Bởi vì lúc đó vẫn không biết, thật sự sư phụ không có ý gì cả, chúng tôi suy nghĩ xem sư phụ có ý gì, nghĩ tới nghĩ lui vẫn không hiểu rõ, sư phụ thấy tôi vẫn rất thành khẩn, thế là tặng tôi một bộ Hoa Nghiêm Kinh, năm quyển sách bìa cứng, mỗi quyển dày như vậy, đến nay tôi vẫn còn giữ.

Sư phụ khích lệ tôi, nói con có thể đọc một lần Hoa Nghiêm Kinh từ đầu đến cuối, công đức này cũng rất thù thắng, không có nói để tôi đến học Hoa Nghiêm. Nhưng lúc đó tôi phát tâm rồi, thế thì đợi duyên phận thôi, trước tiên bản thân nỗ lực, chăm chỉ học Phật.

Về đến ký túc xá của trường mình, tôi đã phát cái tâm này, bởi vì sư phụ nói với tôi, nói đọc Hoa Nghiêm Kinh từ đầu đến cuối một lần, một ngày đọc tám tiếng đồng hồ, đọc khoảng hai tuần.

Tôi dùng hai tuần đọc Hoa Nghiêm, đọc cũng đọc không hiểu, đọc tới đọc lui thì đọc tới ngủ gục, hôn trầm không thể chịu nổi, nghiệp chướng rất sâu nặng, đọc không nổi rồi, khô khan tẻ nhạt, nghĩ đến cảnh giới của mình quá thấp rồi, đành phải xếp Hoa Nghiêm lại để trên kệ cao.

Nghe được sư phụ bảo tôi đọc Vô Lượng Thọ Kinh, thì tôi lão thật đọc Vô Lượng Thọ Kinh, huống chi sư phụ giảng Vô Lượng Thọ Kinh là trung bản Hoa Nghiêm, đây là đại cư sĩ Bành Tế Thanh đời Thanh nói, thế là bắt đầu từ đó tôi vẫn luôn đọc Vô Lượng Thọ Kinh, Hoa Nghiêm Kinh chỉ xem khi nghe sư phụ giảng.

Sau này tốt nghiệp tiến sĩ rồi, tôi dạy học ở Đại học Texas tại Mỹ, dạy được bốn năm, trong bốn năm này tôi thường dẫn mẹ đến thăm sư phụ thượng nhân, thân cận thiện tri thức.

Sau đó vào năm 2001, sư phụ tiếp đón chúng tôi ở Singapore, tôi nhớ năm đó là kỳ nghỉ hè, khi đến đó, một mình sư phụ ở trong phòng khách gặp mặt chúng tôi, ba người: Sư phụ thượng nhân, mẹ tôi và tôi.

Sư phụ nói với tôi, người trẻ tuổi phải có sứ mạng, Ngài khuyên tôi rời khỏi Mỹ và đến Úc, nói rằng: Bên Úc chuẩn bị thành lập Tịnh Tông Học Viện, con qua đó chúng ta có thể cùng nhau cộng tu, Đại học Queensland tặng cho con học vị giáo sư danh dự, sau này con có thể cùng ta tham gia Hội nghị hoà bình quốc tế, chúng ta đem quan điểm lý luận giáo học hoà bình này của Cổ thánh tiên hiền truyền đạt cho mọi người, làm phiên dịch cho ta.

Lúc đó tôi nghe lời kêu gọi này của sư phụ cũng hoang mang lo sợ, đi Úc rất tốt, nhưng phiên dịch Anh văn cho sư phụ, bản thân không dám làm. Anh văn của tôi về khoa kinh tế trong Đại Học còn xem là có thể được, nói Phật Pháp, nói văn hoá truyền thống, tôi không nói được.

Lúc đó sư phụ khích lệ tôi rằng: Không sao cả, chúng ta cùng nỗ lực. Tôi nghe sư phụ cũng nói như vậy, nhân nhượng với tôi đến như vậy, Ngài nói cùng tôi nỗ lực, tôi có tư cách gì nỗ lực với sư phụ, chúng tôi đi theo phía sau vẫn không theo kịp.

Thế nhưng chân thành như vậy làm chúng tôi cảm động, trong lòng vô cùng cảm động, thế là liền hạ quyết tâm đi Úc. Đúng lúc Học Viện Thương nghiệp Đại Học Queensland tuyển thầy giáo, mời tôi qua đó, chỉ trong một tháng rất nhanh được phê chuẩn thủ tục visa của tôi và mẹ tôi, thế là chúng tôi hoan hỷ đến Úc.

Tôi dạy học ở Đại Học Queensland được bốn năm, trong bốn năm này có may mắn cùng với sư phụ thượng nhân tham gia các hoạt động hài hoà Tôn giáo, hội nghị giáo khoa văn do Liên Hiệp Quốc tổ chức, chúng tôi không chỉ phiên dịch cho sư phụ, mà còn thường hay viết bản thảo những bài phát biểu cho sư phụ, phiên dịch thành Anh văn.

Thậm chí đến sau cùng sư phụ dứt khoát để tôi lên đài thay Ngài đọc bài phát biểu này. Trong mấy năm tôi theo sư phụ, làm tôi cảm thấy bi tâm không nhẫn tâm để chúng sanh khổ, không nhẫn tâm để Thánh Giáo suy yếu của sư phụ, và sự uy đức vì chúng sanh khai pháp tạng, rộng thí công đức bảo của sư phụ.

Bất luận đi đến khu vực của quốc gia nào trên Thế giới, đều nhận được sự tôn trọng kính mến của lãnh tụ quốc gia, lãnh tụ Tôn giáo bên trên, bá tánh bình dân bên dưới, thế là dần dần cũng phát khởi tâm hoằng dương hộ trì chánh pháp.

Lúc đó sư phụ khích lệ tôi học tập giảng Kinh, ngay lúc đó tôi cũng không dám phát ra cái tâm này, tôi đã nghe sư phụ giảng Kinh rất nhiều, biết được công án người xưa nói chuyển ngữ sai một chữ, đoạ năm trăm kiếp làm hồ ly.

Giảng sai một chút vậy thì xong rồi, nhân quả sau này thật không thể lường, cho nên làm gì dám phát tâm giảng Kinh!

Sư phụ vô cùng khéo léo, biết được tín tâm của tôi yếu kém, cho nên Ngài khích lệ tôi rằng: Con có thể xem hoằng pháp là nghề phụ. Tôi vừa nghe, xem hoằng pháp là nghề phụ, câu nói này rất hay, dù gì cũng không ảnh hưởng nghề chính của tôi, nghề chính là công việc giảng dạy trong trường đại học, không ảnh hưởng tôi kiếm tiền, nuôi dưỡng gia đình.

Nghề phụ mà, thích giảng thì giảng, không thích giảng thì có thể không giảng, không có chút áp lực nào. Với lại khi mới bắt đầu sư phụ cho tôi giảng một số khoa học chứng minh về nhân quả luân hồi, quan hệ của vũ trụ học vật lý với Hoa Nghiêm Kinh, dùng góc độ của khoa học để giảng Phật Pháp, không phải giảng Kinh, vấn đề không lớn lắm, vì vậy cũng có thể thử xem sao.

Tôi nhớ vào tháng 6 năm 2002, tôi và mẹ mới đến Úc, lúc đó sư phụ kêu tôi giảng: Con đem những án lệ khoa học liên quan đến luân hồi mà con thu thập được giảng cho mọi người nghe, giảng bằng cách nào?

Giảng trong phòng ghi hình. Trước giờ tôi chưa từng giảng ở phòng ghi hình, nếu như nói giảng cho học sinh trường đại học, còn có thể được, có kinh nghiệm mấy năm, không bị luống cuống, nhưng trong phòng ghi hình đối diện với máy ghi hình, không có thính chúng, nói không ra lời. sư phụ nói không sao cả, cứ vào giảng thử xem, đưa người khờ ra chợ, đưa tôi vào trong phòng ghi hình.

Lúc đó tôi rất nghiêm túc, sợ bản thân giảng không tốt, đọa năm trăm kiếp hồ ly, tôi viết bản thảo từng chữ từng chữ một. Giảng một tiếng đồng hồ, bốn mươi tiếng viết bản thảo, viết xong rồi, ở trước máy ghi hình cứ theo đó mà đọc, không dám đọc sai, vì vậy vô cùng khô khan. Đó là lần đầu tiên tôi giảng, hình như đĩa đó sau này cũng có lưu thông.

Những đồng tu cũ có thể đã xem qua, lúc đó vô cùng khẩn trương, từ đầu đến cuối cơ thịt đều căng ra, không hề nở một nụ cười.

Vì vậy rất nhiều đồng tu nói, sao anh lại trẻ hơn trong đĩa đó vậy?

Tôi nói có thể là do trong phòng ghi hình quá nghiêm túc, nên nhìn thấy già hơn. Lần thứ hai là tháng 4 năm 2003, sư phụ kêu tôi giảng khai thị phát hiện mới của vũ trụ học vật lý, lần đó cũng là người khờ ra chợ, bởi vì tôi vốn dĩ không biết vũ trụ học vật lý, khi sư phụ bắt đầu giảng, trước tiên con giúp ta thu thập một số tư liệu về phương diện này, khi giảng Hoa Nghiêm Kinh có thể dùng đến.

Tôi tưởng rằng sư phụ cần, cho nên thu thập rất nhiều, từ mạng lưới Sở Vũ trụ Mỹ, từ thư viện, tìm được rất nhiều tư liệu đem đến chỗ sư phụ, cả xem sư phụ cũng không xem, nói với tôi rằng: Như vậy đi, con chuẩn bị một chút, tới lúc đó con cho chúng ta một buổi giảng.

Không phải sư phụ cần sao?

Sao lại muốn con giảng chứ?

Trong lòng tôi nghĩ như vậy nhưng không dám nói ra, y giáo phụng hành thôi.

Tôi liền hỏi sư phụ khi nào mới giảng?

Sư phụ nói qua vài ngày lên núi giảng, chính là đi Toowoomba, lúc đó Đại Học Queensland ở thành phố Brisbane, ở dưới núi, trên núi có khoảng một trăm cây số, sư phụ nói tôi qua vài ngày đi.

Tôi nói qua vài ngày, vũ trụ học vật lý này đọc vài ngày thì có thể thông sao?

Sư phụ nói như vậy tôi cũng không dám lên tiếng. Thế là tôi bế quan ở nhà, từ sáng đến tối, sáng sớm ba bốn giờ thì dậy rồi, nghiền ngẫm những vật lý học này, nghiền ngẫm những tư liệu này, còn phải xem Hoa Nghiêm Kinh, đối chiếu hai bên để viết bản thảo. Viết ra một bản thảo không như ý, viết lại từ đầu, mấy ngày đó một lòng làm việc này, không hề bước xuống lầu.

Sau cùng viết ra bản thảo rồi, liền đem lên núi, báo cáo với sư phụ, sư phụ nghe xong rồi nói: Tốt, vậy ngày mai mười giờ con giảng trong phòng ghi hình, còn phải phát sóng trực tiếp, đó là thời gian ta giảng Hoa Nghiêm Kinh, ngày mai ta không giảng, để con đến giảng.

Tôi nghe xong, trong lòng rất khẩn trương, vậy thì quá nhanh rồi!

Tôi vẫn chưa chuẩn bị tốt lắm!

Lần thứ hai bước vào phòng ghi hình, lần thứ nhất quá khẩn trương, lần thứ hai lại càng khẩn trương, hơn nữa lần này còn phát sóng trực tiếp, giảng sai rồi, quân tử nhất ngôn tứ mã nan truy, hơn nữa Học Viện lúc đó không kịp thông báo, nói ngày mai giờ của sư phụ giảng sẽ đổi lại là tiến sĩ Chung giảng, không có thời gian thông báo, không có báo trước.

Tôi nghĩ lúc đó người trên toàn Thế giới đang chờ xem sư phụ giảng, khi thời gian đến rồi vừa nhìn thấy thì sao lại đổi người rồi, lúc đó các vị liền biết tâm trạng của tôi là như thế nào.

Kết quả bản thảo tôi chuẩn bị chưa đến một tiếng, thời gian sư phụ giảng là hai tiếng, vậy làm sao đây?

Tôi nghĩ hết cách rồi, không còn cách nào, dùng tiếng Phổ Thông giảng một lần, lại dùng tiếng Quảng Đông giảng một lần, gần đủ hai tiếng đồng hồ. Cứ như vậy sư phụ từ từ khéo léo dẫn dắt tôi đi trên con đường này.

Ngay lúc đó sau khi giảng xong, trong lòng đều trống không, trong đầu không nghĩ đến bất cứ điều gì, không biết giảng tốt hay là không tốt. Buổi trưa cùng ăn cơm với sư phụ, sư phụ nghe rồi, tôi cũng không dám hỏi sư phụ tôi giảng như thế nào.

Đúng vào lúc ăn cơm trưa, cư sĩ Phó ở Singapore gọi điện thoại đến, nói đột nhiên nghe được Tiến sĩ Chung giảng, ông ở Singapore nghe rồi, có thể mau chóng gửi cái đĩa đó qua cho ông không, ông muốn lưu thông ở Singapore, tôi vừa nghe thì trong lòng có chút tia sáng rồi, vẫn còn chút giá trị thưởng thức.

Trải qua hai lần rèn luyện không như bình thường này, cảm giác sợ hãi đối với phòng ghi hình không còn nữa, từ đó về sau giảng trong phòng ghi hình cũng dần dần được tự nhiên hơn.

Các vị xem, tôi đã trải qua hơn hai ngàn tiếng trong phòng ghi hình rồi, hiện tại giảng bài có thể nói trước mặt có người hay không có người đều như nhau, lúc đang giảng như đi vào chốn không người, không phải là như đi vào, mà là không có người, rèn luyện như vậy mà ra.

Cho nên sư phụ thường hay nói: Quý vị muốn giảng Kinh hoằng pháp không gì khác, chính là ngày ngày luyện, ngày ngày lên giảng đài. Vì vậy lúc đó tôi trải qua hai lần luyện tập, thì cũng có chút phát tâm, xem ra hoằng pháp cũng không phải quá khó, liền bắt đầu nảy sinh ý định từ chức, để thực hiện tâm nguyện chuyên môn hoằng pháp.

Sư phụ cũng nhìn ra được, trong lòng của sư phụ thông suốt hết tất cả, quý vị ở bên cạnh sư phụ không thể giấu sư phụ được điều gì, đây là sự thể hội trong tâm khi theo sư phụ nhiều năm, nếu quý vị che giấu sư phụ thì chỉ là tự dối mình dối người, ý nghĩ trong lòng của quý vị sư phụ đều biết.

Đó là vào năm 2005, sư phụ khuyên tôi phát tâm, đem nghề phụ đổi thành nghề chính. Trải qua lần luyện tập này và sư phụ không ngừng dẫn dắt, cái tâm càng phát càng lớn, không yếu kém như lúc trước nữa, trước kia thật sự không dám, sư phụ đã dẫn dắt tôi đi trên con đường này. Tôi thương lượng với mẹ, liền quyết định từ bỏ chức vụ dạy học cả đời ở trường Đại Học Queensland.

Ngày 27 tháng 9 năm 2006, mẹ dẫn tôi đến Hong Kong để Bái Sư, lúc đó sư phụ rất vui mừng, sư phụ thay y phục mới, là bộ phục trang Hàn Quốc mà người khác tặng cho sư phụ, sư phụ mặc vào rồi, chính thức tiếp nhận Bái Sư.

Mẹ tôi mang theo lễ vật, mang theo bức Tống tử Bái Sư văn mà mẹ viết, khẩn thỉnh sư phụ thu nhận người học trò này. Chúng tôi chiếu theo lễ xưa, trước tiên lạy Phật Bồ tát ba lạy, sau đó mẹ dẫn tôi thỉnh sư phụ lên toà, chúng tôi lạy sư phụ thượng nhân ba lạy.

Lúc trước chúng tôi lạy sư phụ thượng nhân ba lạy, sư phụ luôn nói không lạy, nếu như quý vị muốn lạy, sư phụ nói nhiều nhất là một lạy, sẽ không thay đổi, sẽ không đợi quý vị lạy ba lạy, lần này sư phụ chính thức tiếp nhận ba lạy của tôi. Mẹ tôi cung kính đọc qua một lần Tống tử Bái Sư văn cho sư phụ nghe, sư phụ tiếp nhận.

Thế là cuối năm 2006, tôi đã từ bỏ công việc ở Úc, những thứ như nhà, xe hơi, bán được thì bán, quyên góp được thì quyên góp, những tài sản này trên cơ bản đều phải thanh lý hết. Khi mẹ tôi trở về nước, bắt đầu cuộc sống nghỉ hưu của mẹ, mẹ muốn tịnh tu, muốn niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Còn tôi thì theo sư phụ, chuyên trách học tập khoá trình Nho Thích Đạo, học tập giảng Kinh.

Bắt đầu từ năm 2007, mỗi ngày đều luyện tập trong phòng ghi hình, Kinh Điển của Nho Thích Đạo đã giảng không ít, có mười mấy loại Kinh Điển, ngoài ra còn tham gia các luận đàm văn hoá truyền thống trong và ngoài nước, các hoạt động hoằng pháp, đến bây giờ đã được năm năm rồi.

Giới thiệu sơ lược về Pháp sư Định Hoằng.

Pháp sư Định Hoằng, tục danh Chung Mậu Sâm, sinh năm 1973 tại Quảng Châu, Trung Quốc. Năm 1995 tốt nghiệp Đại Học Trung Sơn Quảng Châu, đạt cử nhân kinh tế học, năm 1997 đạt được học vị thạc sĩ quản lý công thương của trường Đại Học Lý Công Louisiana, Mỹ, năm 1999 đạt được học vị tiến sĩ tài chính học. Lần lượt nhận dạy bốn năm ở Đại Học Texas và Đại Học Kansas State Mỹ.

Năm 2003 thầy di cư qua Úc, nhận dạy bốn năm ở Học Viện thương nghiệp của Đại Học Queensland có tiếng tại Úc, đảm nhận phó giáo sư, thầy giáo lớp tiến sĩ, được trường này mời dạy cả đời.

Đại Học Queensland đã định đề bạt thầy làm giáo sư, hơn nữa nhiều trường đại học tăng cao mức lương mời thầy đảm nhận chủ tịch giáo sư, nhưng mà, thầy không tham danh lợi, lập chí hướng vào con đường dạy học Thánh Hiền, vì vậy đều khéo léo cự tuyệt.

Thầy từng kiêm nhiệm giáo sư thỉnh giảng của trường Đại Học Trung Sơn Quảng Châu, Trung Quốc, giáo sư thỉnh giảng trường Đại Học An Huy, giáo sư thỉnh giảng trường Đại Học Thành Công Đài Loan, nghiên cứu viên trường Đại Học California State Mỹ.

Ngày 15 tháng 7 năm 2011, 15 tháng 6 âm lịch Chung Mậu Sâm xuống tóc dưới toà của lão Pháp sư Sướng Hoài Chùa Viên Minh Hong Kong, pháp danh Định Hoằng.

***