Chuùng ta hoïc Phaät phaûi laáy thaønh toái Chaùnh Giaùc
Laøm muïc tieâu hoïc taäp

kinhphatthuyet.vn

NẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG, CHỈ TĂNG TÁN THÁN TĂNG - TẬP TÁM - KHÔNG LÀM RA VẺ, BÌNH ĐẲNG ĐỐI VỚI NGƯỜI

NẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG,

CHỈ TĂNG TÁN THÁN TĂNG

Giảng giải: Pháp sư Minh Sơn
 

TẬP TÁM

KHÔNG LÀM RA VẺ,

BÌNH ĐẲNG ĐỐI VỚI NGƯỜI
 

Lão Pháp sư là phó hội trưởng Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc, hội trưởng Hiệp Hội Phật Giáo tỉnh Giang Tô, ủy viên thường vụ Hội Nghị Hiệp Thương Chính Trị tỉnh Giang Tô, kiêm nhiệm Phương Trượng mấy ngôi Tự Viện, danh vọng, địa vị rất cao, nhưng thầy xem những điều này là mộng huyễn bào ảnh, trước giờ không làm ra vẻ gì.

Bất luận nhân vật lớn, nhân vật nhỏ, chỉ cần thầy có thời gian, thầy cũng đều tiếp đãi. Một chữ Thư Pháp của thầy đáng giá ngàn vàng, người của các tầng lớp xã hội thỉnh thầy viết Thư Pháp đều có, trước giờ thầy chưa từ chối.

Tôi nghĩ: Không phân biệt cao thấp đối với mọi người đều bình đẳng, đây là một nguyên nhân quan trọng mà Lão nhân gia được đông đảo giáo đồ Phật Giáo kính trọng.

Tôi nhớ có một lần, một tiểu Sa di gặp phải Lão nhân gia ở cửa thang gác chật hẹp, thầy lại đứng một bên kêu tiểu Sa di đi trước, tiểu Sa di cương quyết muốn thầy đi trước, thầy vẫn đứng một bên kêu tiểu Sa di đi trước, tiểu Sa di chỉ biết cung kính không bằng tuân mệnh.

Việc này đã làm cảm động đến tiểu Sa di, sau bao năm vẫn còn say sưa kể lại, khắc ghi sâu sắc không quên. Tôi bên cạnh thầy, có lúc thầy đưa bài thầy viết xong cho tôi xem, kêu tôi đưa ra ý kiến.

Thật ra, với trình độ của tôi làm sao dám đưa ra ý kiến gì chứ?

Học tập học tập thì còn được. 

Viết đến đây, tôi chợt nghĩ đến công án của rất nhiều Cổ đức Tiên hiền: Thiền Sư trân trọng đối với một giọt nước, Thường Bất Khinh Bồ tát cung kính lễ bái đối với tất cả chúng sanh, Đại sư Hoằng Nhất và Đại sư Ấn Quang quý trọng đối với một cái khăn mặt bị rách, một chiếc áo bông rách, v.v...

Ngôn hành của Lão nhân gia và các Cổ đức Tiên hiền vô cùng giống nhau. Hương thơm đức hạnh của lão Pháp sư bay khắp bốn phương, những điều tôi viết chỉ là một giọt nước trong biển lớn.

Pháp Âm kỳ 11 năm 1996.

Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ: Ngài viên mãn Phổ Hiền đại nguyện. Nhân duyên của cư sĩ Hoàng Niệm Tổ và Pháp sư Tịnh Không rất sâu hai vị đều hoằng dương pháp môn Tịnh Độ, đều hoằng dương bản hội tập Vô Lượng Thọ Kinh của cư sĩ Hạ Liên Cư.

Khi Hoàng Niệm lão còn tại thế, Pháp sư Tịnh Không nhiều lần đến Bắc Kinh để thăm hỏi Hoàng lão, có lúc Pháp sư Tịnh Không còn chưa đến, Hoàng Niệm lão đã mau chóng đến nơi trú ngụ của Pháp sư Tịnh Không trước rồi.

Mỗi lần Pháp sư Tịnh Không nhắc đến Niệm lão trong khi giảng Kinh, đều tràn đầy lòng ngưỡng mộ và cảm ân, đồng thời nhiều lần tiết lộ Niệm lão không phải người bình thường.

Pháp sư Tịnh Không nói cảnh giới của Niệm lão vượt qua cư sĩ Lý Bỉnh Nam thầy của mình, là Phật Bồ tát thừa nguyện tái lai. Hoàng Niệm lão sáu năm Chú Giải bản hội tập của Hạ Liên lão, sau khi xong bản thảo mời Pháp sư Tịnh Không viết lời tựa, sau đó do Pháp sư Tịnh Không ấn tống số lượng lớn ở nước ngoài.

Hai mươi năm sau khi Hoàng Niệm lão vãng sanh, Pháp sư Tịnh Không ngừng giảng giải Hoa Nghiêm Kinh gần mười năm năm, bắt đầu giảng Đại Kinh Giải của Niệm lão. Thị hiện của hai vị Lão nhân, làm cho học nhân hậu bối cảm động không ngớt.

Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ Nói Về Pháp sư Tịnh Không.

Băng ghi hình Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Luận Giảng Ký tập thứ hai của cư sĩ Hoàng Niệm Tổ: Gần đây có một vị Pháp sư Tịnh Không đến từ Đài Loan, Ngài ở nước ngoài rất được người khác ngưỡng mộ ở Mỹ, Ca na da, Đài Loan, Hong Kong, Malaysia, Singapore. Bản thân Ngài là người học Triết học, sau này học Phật rồi, giảng Hoa Nghiêm, giảng Lăng Nghiêm, sau này Ngài tỉnh ngộ từ Hoa Nghiêm, niệm Phật rồi. Hoa Nghiêm không rời niệm Phật, nói tới nói lui chỉ dẫn về Cực Lạc.

Bây giờ Ngài chuyên tu chuyên hoằng pháp môn Tịnh Độ, chuyên hoằng Vô Lượng Thọ Kinh, mà còn là bản của thầy Hạ, Ngài viên mãn Phổ Hiền đại nguyện! Ngài chuyển hướng Tịnh Độ từ Phổ Hiền đại nguyện.

Trích dẫn Lữ Mỹ Tạp Đàm của cư sĩ Hoàng Niệm Tổ: Không tưởng tượng được chính là vị Pháp sư này, Ngài tên là Tịnh Không. Ngài vô cùng khách sáo, gọi tôi là cư sĩ Hoàng Niệm Tổ. Vào bốn tháng trước, cũng chính là năm 1987, khi tôi đi là giữa mùa thu và hạ, lúc đó Ngài đang ở đây dẫn dắt Hội Phật Giáo Học tập ở nơi này.

Đang học tập cái gì vậy?

Học bộ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh của thầy Hạ hội tập.

Nhân duyên này rất thù thắng.

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh. Ngài đang dẫn dắt mọi người học tập Bộ Kinh này, mà còn định ra trọng điểm của mỗi một chương, mỗi một mục là gì, có đoạn Kinh Văn nào nên học thuộc lòng...

Đây đều do chính tay Pháp sư viết, in ra cho mọi người. Như vậy rất nghiêm túc, rất có quy cách. Vì vậy trước khi tôi đến, họ đã rất siêng năng, và hệ thống học tập Vô Lượng Thọ Kinh.

Trước khi Ngài bắt đầu dạy mọi người học tập, có một lời nói đầu: Vì sao phải học tập Bộ Kinh này?

Ngài đưa ra sáu đoạn, có lời của Cổ đức, có lời của danh nhân, trong đó đoạn thứ ba thì đưa ra lời của tôi.

Đoạn thứ ba là dùng tiếng Trung, tiếng Anh đánh dấu: Vì sao phải học tập Vô Lượng Thọ Kinh?

Phía dưới là Chú Giải tiếng Anh, bởi vì họ là người Mỹ mà. Trong đó đánh dấu đoạn thứ ba chính là cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nói như thế nào, vì vậy ở Mỹ học tập Vô Lượng Thọ Kinh, đối với tên của tôi họ đều rất quen thuộc, nhân viên phân phát cho mọi người một phần.

Vả lại đoạn của tôi còn dẫn ra rất dài... do có một nhân duyên như vậy, thì đã phá bỏ ba chướng ngại mà phía trên nói rồi, vì vậy họ mời tôi đến giảng, vả lại hoạt động Tinh Xá Liên Hoa của tôi, họ có thể tham dự được thì đều cố gắng đến.

Họ cũng muốn mượn nơi này để nghe pháp, số lần liên hệ hoạt động rất nhiều. Khi tôi đang nói chuyện, trên bàn đầy máy ghi âm, khi ăn cơm, đi đường... hễ là mở miệng ra, thì cái máy ghi âm này không ngừng ghi âm.

Tổng cộng ghi hình năm lần. Khi tôi chuẩn bị đi, hội trưởng của họ đưa tôi đến khoang cửa của máy bay, đại diện Hội Phật Giáo, bộ tuyên truyền của họ tiễn đưa tôi, đây là việc tôi không hề nghĩ đến.

Vì sao hoạt động ở Mỹ lần này, đáng để nhắc lại với mọi người ở đây vậy?

Bởi vì tôi là tín đồ Phật Giáo ở Đại Lục, là người đầu tiên đến Washington và gặp mặt tín đồ Phật Giáo bên đó.

Trong ấn tượng của họ, chỉ có tín đồ Phật Giáo Đài Loan, bởi vì người đi qua đó đều là người Đài Loan, Pháp sư cũng là người Đài Loan, in kinh cũng đều là Đài Loan, vì cái nhân duyên này dẫn đến nhân duyên xem Cốc Hưởng Tập, Tịnh Độ Tư Lương của tôi, Pháp sư và quần chúng đều cho rằng rất hay. Vị Pháp sư này lại lập tức muốn về Đài Loan, vì vậy đem hai bộ sách của tôi tới Đài Loan.

Vì sao đem tới Đài Loan vậy?

Thiết bị của họ rất tân tiến, thông qua xử lý của máy vi tính, thì biến chữ giản thể mà bây giờ chúng tôi in thành bản phồn thể. Bởi vì người Đài Loan và người Đài Loan sống ở Mỹ, xem chữ giản thể của sách Đại Lục rất phí sức, vì vậy họ cần phải chuyển thành chữ phồn thể in lại sách, sau khi Đại Kinh Giải của tôi in ra, họ cũng dự định làm như vậy.

Hội Phật Giáo này còn có một đặc điểm, chính là người chủ trì và cả thành viên đều là thanh niên có triển vọng, đa số đều ở tuổi ba mươi, bốn mươi, tràn đầy sinh lực.

Hội trưởng từng là một vị nhân viên khoa học công nghệ của công trình quốc lộ, người yêu anh ấy làm về máy vi tính, chủ nhiệm của thư viện, là một người nữ hơn ba mươi tuổi. Vì vậy, đều là một số phần tử tri thức chức vụ cao cấp, các phương diện đều rất xuất sắc. Trong đó có một người, rất có trí tuệ.

Cô ấy niệm Kim Cang Kinh niệm đến: Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai.

Thế là cô ấy đưa ra câu hỏi: Tôi cảm thấy như vậy vẫn chưa viên mãn.

Pháp sư Tịnh Không đã giải thích cho cô ấy: Vẫn còn bốn câu chưa lật qua, lật qua thì viên mãn rồi. Xác thực, mặt sau còn có bốn câu, tất cả Kinh Phật cổ dịch, thì có của Đại sư Cưu Ma La Thập đặc biệt, lúc nào cũng biến tám câu thành bốn câu.

Còn lại các Đại sư dịch kinh như Huyền Trang, Nghĩa Tịnh, phiên dịch lại đều là tám câu, Cưu Ma La Thập là tổng hợp các ý mới phiên dịch thành bốn câu, theo tám câu mà nói, mặt sau vẫn còn bốn câu: Ưng quán Đạo Sư thể, tức pháp giới pháp tánh.

Soạn giả chú: Nguyên bản của Đại sư Huyền Trang Ưng quán Phật pháp tánh, tức Đạo Sư pháp thân. Pháp tánh phi sở thức, cố bỉ bất năng liễu.

Không thể lấy âm thanh cầu ta, không lấy sắc cầu ta, đó là gì vậy?

Quý vị nên thấy thân thể của Đạo Sư, cũng chính là pháp tánh của pháp giới. Pháp thân không thể thấy, pháp tánh thì không thể biết.

Không như suy nghĩ của quý vị, không thể nghĩ bàn đâu. Quý vị không thể nghĩ, quý vị nghĩ rằng không thể nghĩ, quý vị không nghĩ thì không thể biết được.

Có phải nói Đạo Sư không có pháp thân không?

Phiên dịch như vậy thì viên mãn rồi. Vị nữ sĩ này rất có trí tuệ. Bản thân cô ấy thể hội được, bốn câu này là có sự thiếu sót. Do đây có thể thấy, chỗ đáng quý của những người họ, là kết quả dưới sự dẫn dắt của vị Đạo Sư này Pháp sư Tịnh Không.

Sau khi trở về mới hiểu rõ nhiều hơn về vị Pháp sư Tịnh Không này.

Ở Mỹ lúc bấy giờ, đương nhiên tôi biết rõ quan hệ nhân duyên này: Ngài là đệ tử của Lý Bỉnh Nam ở Đài Loan.

Vị Lý Bỉnh Nam này ở Đài Loan hoàn toàn trở thành một người có quyền uy, giảng Dịch Kinh, giảng Phật Pháp... dẫn dắt ba đoàn thể, mọi người đều kính trọng ông, hơn chín mươi tuổi vãng sanh, ông cũng là học sinh của thầy Hạ Liên Cư, cũng là học sinh của cư sĩ Mai Quang Hi cậu của tôi. Mà Pháp sư Tịnh Không lại là đệ tử của Lý Bỉnh Nam, sau này xuất gia làm Hòa Thượng.

Người này là như thế nào?

Cư sĩ Trịnh Tụng Anh Soạn giả chú: Trịnh Tụng lão, khi còn sống là lâm trưởng của cư sĩ Lâm Thượng Hải, nổi danh là cư sĩ Phật Giáo viết thư nói với tôi rằng Người này biện tài vô ngại. Tôi chưa gặp qua Ngài, nhưng sau khi Ngài nghe đến tôi, hoan nghênh tôi đi giảng, đồng thời Ngài đem sách của tôi từ Mỹ về Đài Loan in.

Trước kia tôi không biết gì về Ngài, nhưng cư sĩ Trịnh Tụng Anh ở Thượng Hải biết, nói vị này giảng Thiền, giảng Tịnh Độ... Là biện tài vô ngại.

Ở Mỹ, lúc đó tôi cũng nghe được lời nói này, nói là lúc trước, trước khi Ngài giảng pháp phải chuẩn bị, sau này không cần chuẩn bị nữa, giảng cái gì cũng là tự nhiên lưu xuất. Lúc đó tôi nghe được lời nói này, chỉ cảm thấy đây là một lời nói tán dương của đệ tử đối với Sư Phụ của mình, vì vậy không để ý nhiều.

Đến khi nghe được Trịnh Tụng Anh cũng nói như vậy, mới xem như thật sự biết được đây là một vị Đại đức!

Băng ghi âm Đại Kinh Giảng Tọa của cư sĩ Hoàng Niệm Tổ ở Phật Học Viện Trung Quốc năm 1988: Pháp sư Tịnh Không đã viết một bài tựa cho Đại Kinh Giải của tôi, xuất bản vào kỳ pháp âm gần đây Tập san Hiệp hội Phật Giáo Trung Quốc, kỳ gần đây là chỉ kỳ thứ chín năm 1988, vì vậy nếu như mọi người có hứng thú về bài tựa này, có thể thỉnh giáo vụ in ra, phát cho mỗi người một phần, bổ sung vào phía trước Vô Lượng Thọ Kinh, Đại Kinh Giải của chúng ta.

Giống như Pháp sư Tịnh Không, thầy tìm được năm người đem sách của chúng ta in thành chữ phồn thể, năm người này hiệu chỉnh đến.

Quyển thứ ba cùng nhau đến trước mặt Pháp sư Tịnh Không phát nguyện: Năm người chúng con trọn cả đời này chuyên tu chuyên hoằng Tịnh Độ, hoằng dương bản hội tập của Hạ Lão.

Đây là việc làm thù thắng!

Chúng tôi đông người... chúng tôi không dám mong đợi như vậy. Chỉ cần có người phát khởi đại nguyện này, đây là việc vô cùng thù thắng.

Ghi âm cuộc đối thoại giữa cư sĩ Hoàng Niệm Tổ và Pháp sư Sám Vân: Vì vậy Vô Lượng Thọ Kinh của thầy Hạ, năm ngoái đã in ở nước ngoài hai trăm ngàn quyển. Học trò của Pháp sư Tịnh Không, có người một ngày niệm mười hai lần, niệm ba lần, năm lần, người thuộc lòng rất nhiều, các nơi tổ chức Tịnh Tông Học Hội đang nghiên cứu...

Hiện tại bản hội tập của thầy Hạ thật sự là thiện bản, Pháp sư Tịnh Không đem chín bản Vô Lượng Thọ Kinh cùng in một lượt. In chín bản cùng một lúc, thì rất dễ dàng so sánh, vừa so sánh thì thấy rõ rồi. Vì vậy, bản của thầy Hạ hoàn toàn xứng đáng là thiện bản, vô cùng viên mãn.

Lão cư sĩ Từ Hằng Chí nói về Hoàng lão và Pháp sư Tịnh Không.

Lão cư sĩ Từ Hằng Chí nói trong một đoạn nhân duyên hiệu đính Kinh của tôi và Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ: Theo Lão nhân gia Hoàng lão nói với tôi, trước khi Pháp sư Tịnh Không xuất gia là đệ tử của Lão cư sĩ Đại đức Lý Bỉnh Nam ở Đài Bắc.

Lý lão đối với Kinh Phật và Dịch Kinh đều có trình độ rất sâu, đức cao vọng trọng, được người Đài Loan kính ngưỡng, Lý Bỉnh Nam là đệ tử của Đạo Sư Bắc Hạ Nam Mai của Hoàng Niệm Tổ. Sau này hai vị Đại đức Hoàng lão và Pháp sư Tịnh Không đều phát nguyện hoằng dương pháp môn Tịnh Độ, rộng độ dân chúng, có thể thấy nhân duyên hòa hợp, đều không phải ngẫu nhiên.

Tập san Pháp Âm Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc kỳ mười một năm 1992 cư sĩ Từ Hằng Chí 1915 đến 2007, Đại đức Phật Giáo Trung Quốc thời nay, ủy viên tư nghị Hiệp Hội Phật Giáo Thượng Hải, lâm trưởng danh dự cư sĩ Lâm Ninh Ba, đệ tử của Thượng Sư Năng Hải.

Đối với Thiền, Tịnh, Mật đều thâm nhập nghiên cứu tu tập, có một tác phẩm Hoa Bát Nhã, ảnh hưởng đông đảo mọi người. Ngày 5 tháng 3 năm 2007 vãng sanh, hưởng thọ chín mươi hai tuổi. Sau khi hỏa thiêu, rất nhiều Xá Lợi ngũ sắc, xương đỉnh đầu và gân lưỡi không hoại.

Pháp sư Tịnh Không nói về nhân duyên với Hoàng Niệm lão khi giảng Đại Kinh Giải Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập năm trăm bảy mươi năm: Tôi với Hoàng Niệm lão chí đồng đạo hợp, năm đó khi ở cùng với nhau, ở trong nước chỉ có Ngài giảng Bộ Kinh này, ở nước ngoài cũng chỉ có mình tôi giảng Bộ Kinh này, khi hai chúng tôi gặp nhau vô cùng hoan hỷ. Không có ai giảng, chỉ có hai người giảng.

Ngài chú bộ sách này, tuổi tác cao rồi, sức khỏe không tốt, chịu rất nhiều vất vả, sức khỏe không tốt, thân mang bệnh. Mang một thân bệnh mà hoàn thành trước tác này.

Khi tôi đến Bắc Kinh, tới nhà thăm Ngài, ở đây vẫn còn tấm hình kỷ niệm. Ở nhà Ngài, thấy gian phòng nhỏ của Ngài, chất đầy những sách tham khảo, tôi vô cùng kinh ngạc.

Tôi hỏi Ngài, Ngài có được từ đâu?

Lúc đó tôi muốn tặng Ngài một bộ Đại Tạng Kinh, Ngài nói không có chỗ để, tôi nhìn thấy thật sự không có chỗ để. Nhưng những tài liệu tham khảo này, chúng ta vừa mới nói có tám mươi ba Bộ Kinh Điển, một trăm mười chú sớ của Tổ sư Đại đức, số lượng tương đối lớn, không dễ dàng tìm được. Tôi nói đây là Tam Bảo gia trì, đức của Tổ Tông, trong hoàn cảnh xấu đó tìm được nhiều tài liệu như vậy.

Vả lại vô cùng hiếm có, nhiều tư liệu như vậy, Ngài chép lại từng câu từng chữ có liên quan đến việc giải thích Bộ Kinh Điển này, đều chép lại với nhau, thời gian sáu năm mới hoàn thành.

Ba năm hoàn thành bản thảo, sáu năm viết thành định bản này. Tôi rất cảm động, bội phục đến năm vóc sát đất, nếu tôi không giảng, phụ lòng tâm huyết cuối đời của Lão nhân gia, tôi giảng đến Chú Giải này, báo đáp ân tri ngộ, chúng tôi thật sự là chí đồng đạo hợp.

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập sáu trăm: Vì vậy tập chú của Niệm lão có thể hội tập tám mươi ba Kinh Luận, đó là Phật tri Phật kiến, và dùng một trăm mười bản Chú Giải của Tổ sư Đại đức, Chú Giải bản hội tập này. Vì vậy, kinh là hội tập, Chú Giải cũng là hội tập, thật sự hi hữu khó gặp, chúng tôi đã gặp được.

Lần đầu tiên tôi gặp được thì đem in ra mười ngàn quyển Chú Giải của Lão nhân gia để lưu thông. Lúc đó ở Mỹ, Ngài chỉ đem theo một bộ sách in dầu. Bây giờ rất nhiều người không biết cái gì gọi là in dầu, thời kỳ kháng chiến rất phổ biến, tặng cho tôi bản in dầu.

Lúc đó tôi đọc qua một lần hoan hỷ vô cùng, tôi hỏi Ngài, Ngài có bản quyền không?

Ngài nói không có bản quyền. Tôi nói không có bản quyền thì tôi in ấn ra, có bản quyền thì tôi không dám in, vì vậy bộ thứ nhất in ra mười ngàn bộ. Ngày mai chúng tôi bắt đầu giảng lần thứ hai, tôi giảng thêm một lần, giảng thêm một lần tôi đưa phân đoạn của tôi vào giảng, Đại Kinh khoa chú, Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú.

Chú vẫn là Chú Giải của Hoàng Niệm lão, sáu năm của Ngài quá gian khổ rồi, thân mang bệnh mà Chú Giải Bộ Kinh này, tôi thấy được trong lòng cũng rất khó chịu. Cuối đời chúng tôi mới gặp được, gặp được rồi thật sự vô cùng hoan hỷ.

Vào lúc đó, ở trong nước chỉ có Ngài giảng Bộ Kinh này, ở nước ngoài cũng chỉ có mình tôi giảng Bộ Kinh này, vì vậy hai người gặp nhau vô cùng hoan hỷ. Chúng tôi báo đáp ân tri ngộ Lão nhân, cảm tạ đại ân Đại đức này của Lão nhân, gia trì tất cả chúng sanh mạt pháp.

Lời tựa Đại Kinh Giải cư sĩ Hoàng Niệm Tổ.

Thích Tịnh Không.

Mùa thu năm Bính Dần, tôi hoằng pháp ở hai bờ Đông, Tây tại nước Mỹ, qua mười thành phố lớn, trong số kiều bào có rất nhiều người có thể tin Di Đà Tịnh Độ và phát nguyện y giáo phụng hành, hoan hỷ vô cùng, biết được thiện căn phước đức của họ không thể ước lượng được.

Đi qua Los Angeles, tôi gặp được cố nhân anh em nhà họ Địch hỏi rằng: Nhân dịp thọ bát tuần của cha, chúng con muốn in kinh để chúc thọ, không biết thế nào?

Tôi khen thật thuần hiếu, việc thiện này vượt xa hơn so với việc bạn bè thân thích đến chúc thọ, vì có thể đặt việc chúc thọ này trong những việc đó sẽ được Vô Lượng Thọ vậy.

Tôi lại nói: Mùa xuân năm nay Tuyết Sư thầy Lý Bỉnh Nam quy Tây, để báo đáp ân pháp nhũ của thầy, tôi dự định giảng bản hội tập Vô Lượng Thọ Kinh của Đại Sĩ Hạ Liên Cư, lúc trước thầy từng giảng Kinh này ở Đài Trung.

Đích thân cầm bút mi chú ghi chú trên lề sách, đọc kỹ hai lời tựa của Mai Quang Hi, Hoàng Niệm Tổ và Lời Bạt của Hoàng Niệm lão, đều rất mực khen ngợi, và mười bốn điều trong Đại Kinh Hợp Tán nêu trọn bản hoài độ sanh của Chư Phật, đích thật là lòng từ bi tha thiết, cố nhiên không cần phải nói, mở sách cung kính đọc, vui buồn lẫn lộn.

Anh em nhà họ Địch bèn phát tâm quyên tiền in hai ngàn quyển, tôi phụ trách tám ngàn quyển, và hứa sẽ tận lực tuyên dương, kết thắng duyên để vạn người sanh Tây.

Giữa xuân năm Đinh Mão, Vô Lượng Thọ Kinh đã in xong, lưu thông rộng rãi khắp trong và ngoài nước, chỉ nguyện Phật âm vang xa chấn động tam thiên đại thiên Thế giới, gieo hạt giống sen chín phẩm khắp biển khổ. Đầu tháng bốn, thành lập Hội Phật Giáo Washington, các liên hữu đề cử tôi làm hội trưởng đầu tiên để giảng đại ý Vô Lượng Thọ Kinh.

Đồng tu ở Tinh Xá Liên Hoa đến báo rằng đã lễ thỉnh Niệm Công đến Mỹ hoằng pháp, tôi khen ngợi: Đây là truyền nhân của Đại Sĩ Hạ Liên Cư.

Nơi này may mắn sao cảm được ứng hiện tốt lành của thiện hữu, vô cùng khuyến khích họ. Tôi dặn dò phải học các điều thiện của Ngài, hy vọng họ trân trọng nhân duyên thù thắng hi hữu này.

Tháng tám, tham học trại hè ở Chùa Trang Nghiêm NewYork, tôi giảng Phổ Hiền Nguyện Vương. Ngày giảng viên mãn tôi đến Washington rồi trở về Dallas, tháng chín tôi bay về Đài Bắc hoằng dương Đại Kinh.

Trước khi đi, nhận được bộ sách lớn của Niệm Công, mở ra xem, chính là Chú Giải bản hội tập Vô Lượng Thọ Kinh, biết Ngài trải qua đầy các gian khổ mới hoàn thành Chú Giải, mang về mau chóng đọc.

Sau khi xem xong, xếp sách thở dài: Chánh pháp đã suy vi lâu rồi.

Do không có người đề xướng, tuy rằng bản hội tập của Hạ công hiện ánh sáng rực rỡ, nhưng lưu thông không đủ, còn nhiều người chưa thấy, chưa nghe.

Tuy rằng tôi đã nhiều lần đề xướng in ấn, nhưng cuối cùng vẫn chưa thể mỗi người một quyển, huống hồ chi người giảng Kinh này hiếm, người Chú Giải lại ít, thường thấy chỉ có tiên chú của Đinh Phước Bảo, nghĩa sớ của Cát Tạng đời Đường, Viễn công đời Tùy mà thôi, nghĩa sớ của Viễn công sáng tỏ nhất trong ba bản trên, tiếc rằng câu chữ ngắn gọn, người hiện nay tương đối khó nghiên cứu học tập.

Trước đây, tôi xem đây là Kinh quan trọng hi hữu thứ nhất, thật sự là nói tường tận về xưng tánh Như Lai, nghi thức độ hóa mà chúng sanh vốn sẵn đầy đủ, liễu nghĩa của nhất thừa, tổng môn của vạn thiện, cương lĩnh của các Kinh Tịnh Độ, Đại Kinh căn bản của Tịnh Độ Tam Kinh.

Nhưng chưa thấy vị hiền đức đương thời Chú Giải, lúc bấy giờ cảm thấy hối tiếc, không ngờ hôm nay đã có bản Chú Giải này, há không phải là điềm báo chánh pháp hưng thịnh, nhân duyên phước đức của chúng sanh cảm được sao?

Lại đọc lần nữa, càng cảm thấy Ngài giải nghĩa tỉ mỉ, tường tận, diễn giải xác đáng, dẫn chứng rộng rãi, lấy đầy đủ tư lương Tịnh Nghiệp làm nhiệm vụ cấp bách, lời văn chân thật, làm cảm động lòng người sâu sắc.

Than ôi, pháp môn Tịnh Độ cực kỳ khó tin nhưng vô cùng dễ hành, thật khó nói rõ nghĩa Kinh, hôm nay có bản kinh hội tập này, lại có Chú Giải Kinh này, góp phần làm rõ nghĩa Kinh. hoằng dương tuyên giảng, rất hỷ duyệt.

Tôi nay đã sáu mươi tuổi, tin sâu Tịnh Độ là pháp môn độ sanh thành Phật bậc nhất của tất cả Chư Phật, người có chí hướng Đại Thừa ở đây nhất định phải đọc, người rộng độ chúng sanh hữu tình ở đây nhất định phải hoằng dương, do đó phát nguyện mãi mãi đọc tụng, khuyến tấn hành giả. Thế là tôi kiên quyết nhận trách nhiệm lưu thông, ấn hành mười ngàn bộ.

Là người đề xướng, tôi tha thiết nguyện cầu như bổn nguyện của Niệm Công: Các nơi nghe được đều hưng khởi, người in ấn vô lượng, người đọc vô lượng, người phát tâm được lợi ích cũng vô lượng, xoay chuyển kiếp vận.

Trong Lời Bạt Niệm Công có nói: In Kinh này nhiều thêm một bộ, tăng thêm một người trì tụng, thì giảm đi một phần nghiệp lực, xoay chuyển một phần thế vận. Ngưỡng mong các Trưởng lão Đại đức hoằng pháp, người có tài đức lo cho đời cùng hợp lực đề xướng, phổ biến rộng rãi, hy vọng khiến Bộ Kinh này chiếu chân đạt tục.

Sự lý song dung, bảo điển thu nhiếp cả phàm Thánh, tánh tu bất nhị được quang minh chiếu rọi khắp nơi, Phật nhật thường huy, liền ngấm ngầm tiêu trừ tai họa, hộ trì luân thường kỷ cương, hiệu lực của vị tướng vĩ đại có được không lời nào nói hết. Kế sách trị tận gốc không gì hay hơn Kinh này, trong những yếu quyết cứu đời cũng không chi quan trọng hơn Kinh này.

Các vị cao niên thạc đức, hiền tài đã xem đều cùng đồng tình, xin chớ xem thường. Hay sao lời nói này, thật là không thể nghĩ bàn, người trợ giúp biên tập, hiệu đính bản Chú Giải này, có các vị Giản Phong Văn, Diêm Thụy Ngạn, Nguyễn Quý Lương, Lý Diễn Trung, Trịnh Quang Huệ v.v...

Sau khi hiệu đính xong bản Chú Giải, lãnh ngộ sâu sắc những chỉ thị trong kinh chú, mỗi người đều phát đại tâm, nguyện hết thọ mạng chuyên tu chuyên hoằng.

Các vị Giản, Diêm v.v... đều tốt nghiệp Đại Học, tin mình có nhân duyên thù thắng với bản Chú Giải này, tới thỉnh tôi giảng dạy Kinh này và các Kinh Luận Tịnh Độ khác để làm tư lương tu tập và hoằng dương, tôi vô cùng hoan hỷ, không dám nói mình học thức nông cạn mà khước từ sự thỉnh cầu.

Nguyện tôi và các đồng tu, tâm đồng Phật, nguyện đồng Phật, giải đồng Phật, hạnh đồng Phật, thì nhất định được Chư Phật hộ niệm, tất cả Bồ tát ủng hộ, đều được thượng phẩm thượng sanh mới không phụ lòng khổ tâm hội tập và Chú Giải của hai vị Đại Sĩ Liên và Niệm Công.

Niệm Công không nề hà học thức nông cạn, căn dặn viết lời tựa Kinh này, vì nghĩa không dám từ chối, kính cẩn thuật lại nhân duyên thù thắng với các thiện tín mà thôi.

Ngày Chư Phật Hoan Hỷ năm Mậu Thìn 1988.

Tịnh nghiệp học nhân Thích Tịnh Không kính ghi tại Hội Phật Giáo Washington.

Tạp chí Pháp Âm Tập San Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc trang mười chín kỳ thứ chín năm 1988.

Giới thiệu sơ lược về cư sĩ Hoàng Niệm Tổ.

Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ 1913 đến 1992, pháp hiệu là Long Tôn, cũng có hiệu là Tâm Thị, biệt hiệu là Lão Niệm, bất thoái Ông. Năm 1913 mùng 6 tháng 3 năm Quý Sửu sinh vào nhà dòng dõi Phật Giáo. Còn nhỏ Ngài đã mồ côi cha, thường theo mẹ là Mai thái phu nhân nghe Kinh nghe pháp, được cậu là cư sĩ Mai Quang Hi hun đúc, tri hướng Phật thừa.

Thời tuổi trẻ lần đầu đọc Kim Cang Kinh, Ngài cảm nhận sâu sắc diệu lý với câu Vô trụ sanh tâm, như đề hồ quán đảnh, tâm hồn chấn động lớn. Và Ngài có ý niệm dùng tâm phàm phu muốn đạt đến cảnh giới này, duy chỉ có niệm Phật hoặc Trì Chú, từ đó sanh khởi tâm sùng kính đối với Phật Pháp.

Năm 1936, thời gian làm việc trong khai thác than đá Khai Loan, nằm mộng tìm nhà không tồn tại, đây là lần khai ngộ đầu tiên của Ngài. Thời kỳ kháng chiến, trong khi nước nhà gặp khó khăn, Ngài càng tăng thêm sự chân thành học Phật. Ngài từng quy y Đại đức Thiền Tông đương đại lão Hòa Thượng Hư Vân.

Ngài cũng quy y với đệ tử đích truyền của Tổ sư Nặc Na phái Hồng Giáo là Thượng Sư Liên Hoa Chánh Giác Vương và quy y Thượng Sư Cống Ca của phái Bạch Giáo.

Về sau, vào năm 1959, Ngài được truyền thừa ngôi vị Kim Cang A Xà Lê của Tinh Xá Liên Hoa, kế thừa y bát và di chúc của Thượng Sư Liên Hoa Chánh Giác Vương.

Sau khi kháng chiến thắng lợi năm 1945, Ngài bị điều chức về Bắc Kinh, được Lão cư sĩ Mai Quang Hi và lão tiên sinh Tiêu Long Hữu giới thiệu lễ bái Đại đức Thiền Tịnh Lão cư sĩ Hạ Liên Cư, được khen ngợi và nâng đỡ vô cùng, làm đệ tử nhập thất. Tận tai nghe Đại sĩ Liên công giảng giải Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, bèn ghi chép tường tận.

Ngài thâm đắc pháp yếu hai tông Thiền, Tịnh. Vào những năm 60, lần đầu Ngài soạn một quyển Đại Kinh Huyền Nghĩa Đề Cương, trình Liên công xem xét, được ấn chứng và hứa khả, bèn dặn Ngài hoằng dương Kinh này, mà còn có thể phát biểu thẳng thắng kiến giải của mình, tùy ý phát huy.

Trước đó vào năm 1953, Ngài đảm nhiệm dạy học tại trường Đại Học Thiên Tân, tinh tấn thành kính tu học pháp đọc Kinh, đột nhiên có một ngày nghỉ ngơi, trình báo Liên công giám định, Liên công khẳng định Ngài đã chân thật khai ngộ, xứng làm đệ tử duy nhất trong lòng Liên công.

Sau đó trình báo Thượng Sư Vương xem xét và đánh giá, Thượng Sư cũng xác định là Ngài đã khai ngộ không còn nghi ngờ gì.

Niệm Công cũng không thể tránh khỏi đại nạn cách mạng văn hóa, mà tu trì lại càng ngày càng dũng mãnh tinh tấn. Lợi ích chân thật mà Ngài thu hoạch được nhiều vô số kể.

Đúng như trong Liên Công Huyền Ký có ghi: Chỉ khi nếm đủ mọi gian nan khốn khổ, mới có thể thành tựu. Sau đó để báo ân Phật, ân thầy, Niệm Công phát nguyện Chú Giải Đại Kinh. Từ năm 1979, Ngài đóng cửa không tiếp khách, lần lượt xem các Kinh Luận, dốc sức tham học nghiên cứu, chuẩn bị tâm tư để viết, hoàn thành sơ thảo vào năm 1981.

Tuy rằng Niệm Công lớn tuổi nhiều bệnh, nhưng bi tâm tha thiết, để hoàn thiện Đại Kinh Giải, vẫn quyết chí không thay đổi. Trải qua sáu năm, thảo Kinh ba lần, cuối cùng vào năm 1984 hoàn thành bản thảo và đưa đi in.

Bây giờ trong và ngoài nước lưu thông rộng rãi, số lượng đã vượt hơn một triệu bộ. Cùng lúc khi Niệm Công hoàn thiện, ở Phật Học Viện Trung Quốc, Cư Sĩ Lâm, Chùa Quảng Hóa nhiều lần hoằng pháp và thành lập Tịnh Tông giảng tọa.

Các tác phẩm của Ngài, ngoài Đại Kinh giải ra, còn có tư lương Tịnh Độ, Cốc Hưởng Tập, Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Giảng Luận Ký, Tâm Thanh Lục và nửa bộ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Bạch Thoại Giải chưa hoàn thành.

Vốn dĩ kế hoạch viết sách còn có: Thiền Tịnh Mật Tam Pháp Nhất Vị Luận và Tùy Bút v.v... tiếc rằng chúng sanh phước mỏng, Ngài đều chưa thể thực hiện.

Niệm Công thân mang nhiều tật bệnh, lẽ ra nên điều dưỡng sức khỏe nhiều hơn, nhưng vì tâm tha thiết hoằng pháp, mà không lo cho tính mạng.

Vì muốn nhanh chóng hoàn thành các tác phẩm, thường quên ăn quên ngủ, đồng thời còn từ bi tiếp dẫn, tùy thời cơ kiến lập giáo pháp. Cuối cùng do lao lực quá độ, vào rạng sáng ngày 27 tháng 3 năm 1992 Niệm Công vãng sanh, hưởng thọ bảy mươi chín tuổi.

Khi Niệm Công lâm chung muốn nói mà không thể nói, nhưng mỉm cười tự nhiên, hoàn toàn không vướng bận. Trà tỳ ngày 7 tháng 4, di cốt trắng tinh, được hơn ba trăm tám mươi viên Xá Lợi ngũ sắc, đủ để chứng minh Ngài thành tựu.

Soạn giả chú: Hoàng Niệm lão là người thành tựu mà nhà Phật công nhận. Từ ngày 8 tháng 12 đến 10 tháng 12 năm 2007, Cư Sĩ Lâm Phật Giáo Bắc Kinh và Chùa Quảng Hóa Bắc Kinh hợp lại tổ chức Hội nghiên cứu và thảo luận tư tưởng Tịnh Độ nhân kỷ niệm mười năm năm Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ Viên Tịch.

Trưởng Lão Truyền Ấn hiện đang đảm nhiệm hội trưởng Hiệp hội Phật Giáo Trung Quốc phát biểu tán thán: Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã viên dung được ba pháp Thiền, Tịnh, Mật, là Đại đức vô cùng hiếm thấy của thời cận đại, là cư sĩ tại gia nổi danh sau cư sĩ Hạ Liên Cư thời Dân Quốc.

Khi Hoàng niệm lão còn tại thế, từng có người hủy báng Pháp sư Tịnh Không trước mặt niệm lão, nhưng ngoài những lời niệm lão nói lực Thiền Định của Pháp sư Tịnh Không rất sâu, công phu niệm Phật tốt, công đức sự nghiệp độ sanh lớn, niệm Lão không hề có nửa lời nói chỉ trích.

Sự nghiệp quan trọng nhất cả đời của Niệm lão chính là Đại Kinh Giải, mà Niệm lão luôn mời Pháp sư Tịnh Không viết lời tựa cho sách này, đạo lý trong đó thật đáng suy ngẫm! Việc này có băng ghi âm Đại Kinh Giảng Tọa làm chứng, ai cũng không thể phủ nhận sự thật.

Hoàng Niệm lão khẳng định Pháp sư Tịnh Không: Đây là một vị Đại đức, mà hiện nay có một số người xem thường, hủy báng Pháp sư Tịnh Không, cho rằng kiến giải của bản thân là đúng, mà kiến giải của Pháp sư Tịnh Không không đúng.

Soạn giả nghĩ đến cư sĩ Trần Binh trong một đoạn văn Ức phỏng cư sĩ Hoàng Niệm Tổ ghi chép lại một việc: Mùa xuân năm 1991 khi Trần Binh đến thăm hỏi Hoàng Niệm lão, nói mấy năm nay Phật Giáo dần dần hồi phục nguyên khí, Phật tử trẻ tuổi xuất hiện rất nhiều, có hy vọng lớn chấn hưng Phật Giáo, nghĩ rằng Niệm Lão sẽ tùy hỷ, không ngờ Niệm Lão lại thất vọng mà lắc đầu, thở dài nói:

Thế hệ thanh niên khó tìm được minh sư, khó được chánh kiến. Đi tận cùng con đường này rồi, nếu nói chấn hưng, nhất định phải tìm đường khác.

Có thể thấy bây giờ người phê phán hủy nhục lão Pháp sư đa số là một số trung niên, thanh niên ngu si mà tự cho mình thông minh, đọc được vài quyển sách Phật, bèn tự cao tự đại, một câu nói không đúng ý mình thì đập bàn chửi mắng, đoạn hết biết bao nhiêu huệ mạng của người không hiểu biết Phật Pháp, tình hình như vậy, xem ra Niệm Lão đã biết trước rồi.

***