Chuùng ta hoïc Phaät phaûi laáy thaønh toái Chaùnh Giaùc
Laøm muïc tieâu hoïc taäp

kinhphatthuyet.vn

LUẬN NHƯ THẬT PHẢN CHẤT NẠN PHẨM - PHẨM BA - PHẨM RƠI VÀO THUA, TRONG PHẦN HỎI NGƯỢC ĐIỀU HỎI KHÓ

LUẬN NHƯ THẬT

PHẢN CHẤT NẠN PHẨM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Chơn Đế, Đời Trần
 

PHẨM BA

PHẨM RƠI VÀO THUA,

TRONG PHẦN HỎI NGƯỢC

 ĐIỀU HỎI KHÓ
 

Luận nói: Rơi vào chỗ thua gồm có hai mươi hai thứ.

1. Hoại nghĩa.

2. Chấp lấy nghĩa khác.

3. Nhân và sự lập nghĩa trái nghịch nhau.

4. Xả bỏ nghĩa tự lập.

5. Lập nghĩa nhân khác.

6. Nghĩa khác.

7. Nghĩa không có.

8. Nghĩa có không thể hiểu.

9. Nghĩa không có đạo lý.

10.Thời không đến.

11. Phần không đầy đủ.

12. Phần tăng trưởng.

13. Nói lại.

14. Không thể đọc.

15. Nghĩa không thể giải thích.

16. Không thể vấn nạn.

17. Lập nạn liền tránh.

18. Tin, hứa vấn nạn khác.

19. Đang thua mà không hiển bày sự thua.

20. Chẳng phải nơi nói rơi thua.

21. Vì tất đàn có nhiều chỗ thua.

22. Nhân tương tợ.

Nếu ngừơi nào rơi vào mỗi chỗ thua ở trên thì không nên lại họ luận nghĩa nữa.

1. Hoại nghĩa tự lập tức là đối với nghĩa tự lập chấp nhận nghĩa đối nghịch. Đây gọi là hoại nghĩa tự lập.

Ngoại đạo nói: Âm thanh thường trụ.

Vì sao?

Vì không có thân. Ví như hư không nên nghĩa này đã lập nên.

Luận nói: Nếu âm thanh với không đồng tướng nên là thường trụ thì nếu không đồng tướng tức phải vô thường. Không đồng tướng nghĩa là âm thanh có nhân nhưng không không có nhân. Hơn nữa âm thanh là chỗ chấp của căn còn không chẳng phải là chỗ chấp của căn. Cho nên âm thanh vô thường.

Ngoại đạo nói: Hoặc đồng tướng, hoặc không đồng tướng thì tôi cũng đều không có suy xét mà tôi chỉ nói thường đồng tướng. Nếu có thường đồng tướng thì là thường trụ.

Luận nói: Thường đồng tướng là bất định không có thân, vật cũng có vô thường. Như tâm khổ, vui v.v… cho nên nhân của ông không thành tựu. Không đồng tướng là quyết định hiển bày tất cả vô thường cùng với thường đều lìa nhau cho nên có thể lập vô thường.

Ngoại đạo nói: Tôi cũng tin vô thường có nhân và thường không có nhân nên đây gọi là hoại nghĩa tự lập rơi vào chỗ thua.

2. Chấp nghĩa tự lập khác tức tự nghĩa đã bị người khác phá nên tư duy lập pháp khác làm nghĩa. Đây gọi là nắm bắt nghĩa tự lập khác.

Ngoại đạo nói: Âm thanh thường hằng.

Vì sao?

Vì không có xúc chạm. Ví như hư không nên nghĩa này đã lập.

Luận nói: Nếu ông lập âm thanh thường trụ nương vào nhân không có xúc chạm thì nhân không xúc chạm tức là bất định. Tâm dục, sân v.v… đều không có xúc chạm nhưng vô thường, âm thanh cũng không xúc chạm cho nên không thể cố định. Như hư không v.v… thường hằng, không như tâm v.v… vô thường không có xúc chạm. Đã bất định nên nhân của ông không có thành tựu. Nếu nhân không thành tựu thì sự lập nghĩa cũng không thành tựu và như vậy nghĩa này cũng bị phá.

Ngoại đạo nói: Âm thanh và thường hằng không phải nghĩa của tôi. Nghĩa mà tôi lập là thường hằng và âm thanh thu nhiếp nhau. Do âm thanh và thường hằng thu nhiếp nhau cho nên điều nói âm thanh của tôi là trừ sắc v.v… điều nói thường hằng của tôi là để trừ khử vô thường v.v… do thường hằng không lìa âm thanh và lìa sắc v.v… nên âm thanh không lìa thường hằng và lìa sự chấp của lỗ tai v.v… Do không lìa nhau cho nên gọi là thu nhiếp nhau.

Đây là sự lập nghĩa của tôi chứ tôi không lập âm thanh cũng không lập thừơng hằng. Do vấn nạn âm thanh và vấn nạn thường hằng của ông không gây trở ngại nghĩa của tôi cho nên gọi là chấp vào tự nghĩa khác mà rơi vào chỗ thua.

3. Nhân và sự lập nghĩa trái nghịch nhau tức là nhân và sự lập nghĩa không thể đồng nhau. Đây gọi là nhân và sự lập nghĩa trái nghịch nhau.

Ngoại đạo nói: Âm thanh là thuờng trụ.

Tại sao?

Vì tất cả vô thường. Ví như hư không nên nghĩa này đã lập.

Luận nói: Ông nói tất cả đều vô thường cho nên âm thanh thường hằng, vậy âm thanh là chỗ thu nhiếp của tất cả hay chẳng phải chỗ thu nhiếp của tất cả. Nếu là chỗ thu nhiếp của tất cả thì tất cả vô thường nên âm thanh cũng vô thường. Nếu không phải là chỗ thu nhiếp của tất cả thì tất cả không thành tựu.

Vì sao?

Vì không thu nhiếp âm thanh. Nếu ông nói nhân lập nghĩa thì tức là hoại diệt cho nên nghĩa của ông không thành tựu. Đây gọi là nhân cùng nghĩa trái nghịch nhau nên rơi vào chỗ thua.

4. Bỏ nghĩa tự lập tức là người khác đã phá nghĩa lập nghĩa của mình. Do bỏ mà không thể cứu cho nên gọi là bỏ nghĩa tự lập.

Ngoại đạo nói: Âm thanh là thường trụ.

Tại sao?

Vì là sự chấp của căn. Ví như tính chất đồng và khác là chỗ chấp chặt của căn nên thường trụ. Âm thanh cũng là chỗ chấp của căn nên thường trụ, nghĩa này đã lập.

Luận nói: Ông cho rằng âm thanh do căn giữ chặt nên thường trụ.

Sự chấp của căn là gồm thâu cả vô thường. Ví như vật ngói v.v… vật, khí v.v… là sự chấp của căn cho nên vô thường và như vậy âm thanh cũng phải vô thường. Ông nói như đồng và khác tánh thường hằng thì nghĩa này không đúng.

Vì sao?

Vì như trâu v.v… đồng và khác tánh tức cùng trâu là một hay cùng trâu là khác?

Nếu là một thì trâu là thật còn đồng khác tánh là khác. Nếu là khác thì lìa tính đồng và khác của trâu tức tự thể có thể hiển bày. Nếu lìa trâu mà không thấy tính đồng và khác thì không thành thí dụ thường trụ và sự lập nghĩa của ông không thể thành tựu nên nghĩa ấy đã bị phá.

Ngoại đạo nói: Ai lập nghĩa này?

Đây gọi là bỏ nghĩa tự lập mà rơi vào chỗ thua.

5. Lập nhân và nghĩa tức là đã lập nhân và nghĩa đồng tướng nhưng sau đó lại nói nhân khác. Đây gọi là lập nhân và nghĩa khác.

Ngoại đạo nói: Âm thanhh thường trụ.

Vì sao?

Vì không thể hai thời mà hiển bày. Tất cả thường trụ đều trong một thời mà hiển bày. Ví như hư không v.v… âm thanh cũng như vậy nên nghĩa này đã lập.

Luận nói: Ông nói âm thanh thường trụ không thể hai thời hiển bày, ví như hư không v.v… thì nhân này không đúng.

Vì sao?

Vì không thể trong hai thời được hiển bày là không quyết định thường trụ. Ví như gió cùng xúc chạm trong một thời được hiển bày nhưng gió là vô thường. Âm thanh cũng như vậy.

Ngoại đạo nói: Âm thanh và gió không đồng tướng vì gió là thân xúc chạm căn còn âm thanh là sự chấp của nhĩ căn.

Luận nói: Trước ông nói không có hai thời được hiển bày cho nên âm thanh thường trụ nhưng nay ông nói âm thanh và gió không đồng tướng mà tùy vào sự chấp của mỗi căn riêng biệt. Như vậy ông bỏ nhân trước mà lập nhân khác cho nên nhân của ông thể thành tựu. Đây gọi là lập nhân và nghĩa khác nên rơi vào chỗ thua.

6. Nghĩa khác tức là nói chứng nghĩa và lập nghĩa không thể tương quan. Đây gọi là nghĩa khác.

Ngoại đạo nói: Âm thanh thường trụ.

Vì sao?

Vì năm ấm như sắc v.v… và mười nhân duyên cho nên gọi là nghĩa khác.

7. Vô nghĩa tức là khi muốn luận nghĩa thì tụng Thần Chú. Đây gọi là vô nghĩa.

8. Có nghĩa mà không thể hiểu tức là nếu nói ba lần mà thính chúng và người đối diện không hiểu thì gọi là có nghĩa mà không thể hiểu được. Nếu người nói pháp, thính chúng và người đối diện muốn được hiểu nhưng ba thời thuyết đều không hiểu ví như có người nói vi trần không có thân, nên sanh tâm hoan hỷ và sanh tâm ưu não. Nghĩa không đạt đến mà có tổn giảm lợi ích. Bỏ rất nhiều, không bỏ tức là diệt.

Âm thanh thường trụ là tại sao?

Vì vô thường và thường trụ cho nên nói có nghĩa mà không hiểu nên rơi vào chỗ thua.

9. Nghĩa không có đạo lý tức là có nghĩa trước sau không gồm thâu nhau. Đây gọi là nghĩa không có đạo lý. Ví như có người nói ăn mười loại quả, ba loại dạ, một loại ăn uống nên gọi là không có đạo lý.

10. Không đến thời tức là lập nghĩa đã bị phá và lúc sau lập lại nhân. Đây gọi là không đến thời.

Ngoại đạo nói: Âm thanh thường trụ.

Vì sao?

Ví như lân hư tròn đầy, nương vào thường trụ cho nên tròn đầy thường trụ. Âm thanh cũng như vậy.

Luận nói: Ông lập nghĩa thường trụ mà không thể nói nhân, lập năm phần ngôn từ mà không đầy đủ thì nghĩa của ông không thành tựu. Nghĩa này đã phá.

Ngoại đạo nói: Tôi có nhân nhưng không nói tên, vậy lấy gì làm nhân?

Vì nương vào thường trụ, không.

Luận nói: Ví như nhà bị cháy ra tro bụi rồi lại đi tìm nước thì cũng không cứu chữa được. Chẳng đúng lúc mà lập nhân để cầu nghĩa cũng như vậy. Đây gọi là không đến thời.

11. Không đầy đủ phần tức là trong năm phần nghĩa có một phần không đầy đủ. Đây gọi là không đầy đủ phần.

Năm phần ấy tức là: Lập nghĩa mà nói. Lập nhân mà nói. Thí dụ như nói. Hợp dụ mà nói. Quyết định mà nói. Ví như có người nói âm thanh là vô thường tức chính là phần thứ nhất.

Vì sao?

Vì nương vào nhân sanh là phần thứ hai. Nếu có vật nào nương vào sanh nhân thì vật ấy vô thường. Ví như vật ngói, nương vào nhân sanh nên vô thường là phần thứ ba. Âm thanh cũng như vậy là phần thứ tư. Cho nên âm thanh vô thường là phần thứ năm. Trong năm phần nếu có một phần không đủ thì gi là không đầy đủ nên rơi vào chỗ thua.

12. Phần tăng trưởng tức là nói nhân nhiều và nói thí dụ nhiều cho nên gọi là phần tăng trưởng. Ví như có nguời nói âm thanh là vô thường.

Vì sao?

Vì nương vào công lực sanh mà không có trung gian sanh, vì căn giữ lấy, vì sanh diệt vì tạo ra ngôn ngữ cho nên gọi là nhân tăng trưởng nhiều. Lại nữa, âm thanh vô thường là do nương vào sanh nhân. Ví như vật ngói, y phục, phòng nhà, nghiệp cho nên gọi là thí dụ dài.

Luận nói: Như vậy ông nói nhiều nhân và nhiều thí dụ.

Nếu nói một nhân thì không thể chứng minh được nghĩa vậy tại sao nói một nhân?

Nếu có khả năng chứng minh nghĩa thì tại sao dùng nhiều nhân để nói?

Dùng nhiều thí dụ cũng như vậy. Nói nhiều tức là vô dụng cho nên gọi là phần tăng trưởng.

13. Nói lập lại gồm có ba loại

Lập lại âm thanh.

Lập lại nghĩa.

Lập lại nghĩa đưa đến.

Lập lại âm thanh là như nói Đế Thích, Đế Thích. Lập lại nghĩa là như nói mắt, mắt nhãn, mục. Lập lại nghĩa đưa đến là như nói sanh tử thật là khổ, Niết Bàn là an vui. Như vậy lời ban đầu nên nói còn lời thứ hai không nên nói.

Vì sao?

Vì lời nói trước đã hiển bày nghĩa.

Nếu lời trước đã hiển bày nghĩa rồi thì lời nói sau chỗ nào được hiển bày?

Nếu không có chỗ hiển bày thì lời nói sau trở thành vô dụng. Đây gọi là nói lập lại.

14. Không thể đọc rõ tức là nếu nói lập nghĩa và đại chúng đã lãnh ngộ nhưng ba lần nói có người không thể đọc tụng và thọ trì. Đây gọi là không thể đọc tụng rõ.

15. Không hiểu nghĩa tức là nói lập nghĩa, đại chúng đã lảnh hiểu nhưng ba lần nói lại có nguời không hiểu nghĩa. Đây gọi là không hiểu nghĩa.

16. Không thể vấn nạn tức là thấy người khác như lý mà lập nghĩa nên mình không thể phá được. Đây gọi là không thể vấn nạn.

Luận nói: Không hiểu nghĩa thì không thể đưa ra vấn nạn. Hai loại này chẳng phải rơi vào chỗ thua.

Vì sao?

Vì nếu người không hiểu nghĩa thì không thể vấn nạn nên không cần phải luận nghĩa với họ.

Luận nói: Hai loại cực ác rơi vào chỗ thua.

Vì sao?

Vì ở chỗ thua khác. Nếu ngôn thuyết thì có lỗi lầm, có thể dùng phương tiện riêng biệt để cứu giúp. Hai hạng này chẳng phải dùng phương tiện có thể cứu. Người này, thời trước khởi ngã mạn vì có chút thông minh, lúc sau không thể hiển bày tướng thông minh nên sanh tâm hỗ thẹn. Đây gọi là không thể vấn nạn.

17. Lập nạn phương tiện tránh né tức là biết sự lập nghĩa của mình có sai lầm nên dùng phương tiện mà lẫn tránh nói lên sự tướng khác, hoặc nói tôi tự có bệnh hoặc nói mắc xem bệnh cho người khác. Lúc này không thể bỏ công việc tức không thể biện rõ ngăn cản sự lập vấn nạn của người khác.

Vì sao?

Vì sợ đánh mất niệm yêu thương thân thiện. Đây gọi là lập phương tiện để lẫn tránh vấn nạn nên rơi vào chỗ thua.

18. Tin đồng ý vấn nạn của người khác. Tức là đối với vấn nạn của người khác, tin nhận là lỗi của mình. Nếu có người đã tin sai lầm của tự nghĩa thì tin đồng ý vấn nạn của người khác như lỗi của mình, lỗi của ông cũng như vậy. Đây gọi là tin đồng ý vấn nạn của người khác.

19. Ở trong chỗ thua mà không hiển bày bị thua. Tức là nếu có người đã bị thua nhưng không hiển bày sự thua của mình mà còn muốn lập vấn nạn hỏi lại điều đó.

Như vậy, nghĩa này đã hoại thì sao dùng vấn nạn?

Vấn nạn này không thành tựu cho nên gọi là ở trong bị thua mà không hiển bày sự bị thua.

20. Nói thua không đúng nơi là người khác không thua mà nói họ bị thua. Đây gọi là chẳng phải chỗ mà nói bị thua. Lại nữa, người khác rơi vào chỗ làm mất đi nghĩa đã lập của mình, nếu chấp nghĩa mình lập là khác để hiển bày người khác bị thua nhưng chẳng phải chỗ ấy thì gọi là không phải nơi mà nói bị thua.

21. Vì tất đàn có nhiều chỗ trái nghịch tức là trước đã cùng nhiếp trì bốn loại Tất đàn rất nhiều nhưng sau không như nhiều lý của Tất đàn mà nói. Đây gọi là vì Tất đàn đa phần có nhiều sự trái nghịch. Nếu tự nhiếp trì các minh khéo léo, sách tìm tòi và sanh nhân, luật Sa Môn, tất đàn mà đa phần không như lý nói. Đây gọi là vì Tất đàn có nhiều chỗ trái nghịch mà bị thua.

22. Nhân tương tợ là như trước nói gồm có ba loại: Không thành tựu, bất định và trái nghịch nhau. Không thành tựu tức là ví như có người lập nên con ngựa đến.

Vì sao?

Vì thấy có sừng. Ngựa vốn không có sừng nên lập nhân như vậy là không thành tựu. Do đó không thể lập có ngựa đến. Bất định là ví như có người lập nên con trâu đến.

Vì sao?

Vì thấy có sừng. Nếu có sừng thì không nhất định là trâu, vì dê, nai v.v… cũng có sừng. Vậy sừng là nhân bất định nên không thể quả quyết là con trâu đi đến mà lập nhân. Trái nghịch nhau tức là ví như có người lập ban ngày ban đêm.

Vì sao?

Vì Mặt Trời mới xuất hiện. Mặt Trời mới xuất hiện và ban đêm trái nghịch nhau như vậy Mặt Trời xuất hiện là nhân không thể lập làm ban đêm. Nếu có người lập ba loại nhân này thì gọi đó là nhân tương tợ tức bị thua.

***