Chuùng ta hoïc Phaät phaûi laáy thaønh toái Chaùnh Giaùc
Laøm muïc tieâu hoïc taäp

kinhphatthuyet.vn

LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ - KIỀN ĐỘ THỨ BẢY - ĐỊNH - PHẨM HAI - PHẨM BÀN VỀ DUYÊN

LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ

Giảng giải: Tôn Giả Ca Chiên Diên 

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Tăng Già Đề Bà, Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Phật Niệm, Đời Dao Tần
 

KIỀN ĐỘ THỨ BẢY

ĐỊNH
 

PHẨM HAI

PHẨM BÀN VỀ DUYÊN
 

Tám tam muội, bốn thiền, bốn định Vô sắc, vị tương ưng với tịnh vô lậu.

Có thể có vị tương ưng thành tựu sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Thành tựu tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng?

Vị tương ưng thành tựu tịnh mà không phải vô lậu chăng?

Vị tương ưng thành tựu vô lậu mà không phải tịnh chăng?

Thành tựu tịnh vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Vị tương ưng thành tựu tịnh vô lậu mà không thành tựu được bỏ thoái lui cũng như thế.

Nếu tu sơ thiền thế tục thì đó là tu vô lậu sơ thiền chăng?

Giả sử tu vô lậu sơ thiền thì đó là tu sơ thiền thế tục chăng?

Nếu tu sơ thiền thế tục cho đến bất dụng xứ thì đó là tu vô lậu bất dụng xứ chăng?

Giả sử tu vô lậu bất dụng xứ thì đó tu bất dụng xứ thế tục chăng?

Nếu ban đầu nhập sơ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói có giác có quán chăng?

Nếu ban đầu nhập nhị thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm tâm pháp tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hỷ căn chăng?

Nếu ban đầu nhập tam thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm tâm pháp tất cả pháp đó nên nói tương ưng với lạc căn chăng?

Nếu ban đầu nhập tứ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hộ căn chăng?

Nếu ban đầu nhập không xứ vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm không xứ chăng?

Nếu ban đầu nhập thức xứ vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm thức xứ chăng?

Nếu ban đầu nhập bất dụng xứ vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm bất dụng xứ chăng?

Vị tương ưng với sơ thiền cùng vị tương ưng sơ thiền ấy có bao nhiêu duyên duyên.

Tịnh có bao nhiêu duyên duyên?

Vô lậu có bao nhiêu duyên duyên?

Trên vị tương ưng có bao duyên?

Trên tịnh vô lậu có bao nhiêu duyên duyên?

Tịnh sơ thiền cùng tịnh sơ thiền kia có bao nhiêu duyên duyên?

Vô lậu có bao nhiêu duyên duyên?

Trên vị tương ưng có bao duyên?

Trên tịnh vô lậu có bao nhiêu duyên duyên?

Vị và tịnh của địa mình có bao nhiêu duyên duyên?

Sơ thiền vô lậu, sơ thiền vô lậu kia có bao nhiêu duyên duyên?

Trên vị tương ưng có bao duyên?

Trên tịnh vô lậu có bao nhiêu duyên duyên?

Vị tương ưng của địa mình có bao nhiêu duyên duyên?

Cho đến bất dụng xứ cũng như thế.

Vị tương ưng hữu tưởng, vô tưởng cùng vị tương ưng hữu tưởng vô tưởng ấy có bao nhiêu duyên duyên?

Tịnh có bao nhiêu duyên duyên?

Dưới vị tương ưng có bao nhiêu duyên duyên?

Dưới tịnh vô lậu có bao nhiêu duyên duyên?

Tịnh hữu tưởng vô tưởng với tịnh hữu tưởng vô tưởng đó có bao nhiêu duyên duyên?

Dưới vị tương ưng có bao nhiêu duyên duyên?

Dưới tịnh vô lậu có bao nhiêu duyên duyên?

Dưới vị tương ưng của địa mình có bao nhiêu duyên duyên?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Tám tam muội, bốn thiền, bốn định Vô sắc, vị tương ưng với tịnh vô lậu.

Hỏi: Có thể vị tương ưng thành tựu sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, ái dục chưa hết.

Hỏi: Tịnh thành tựu mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên không còn.

Hỏi: Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Vị tương ưng thành tựu tịnh chứ không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục ái dục không còn mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, hoặc sinh trên cõi Phạm thiền mà ái cõi ấy chưa hết.

Hỏi: Vị tương ưng thành tựu vô lậu mà không phải tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Thành tựu tịnh vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên không còn.

Hỏi: Vị tương ưng thành tựu tịnh vô lậu chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Dục ái dục không còn mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, hoặc sinh trên cõi Phạm thiên mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết.

Hỏi: Có thể có vị tương ưng không thành tựu sơ thiền mà đều là tịnh cũng đều là vô lậu chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên không còn.

Hỏi: Không thành tựu tịnh mà đều là vị tương ưng mà đều là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Không thành tựu vô lậu mà đều là vị tương ưng cũng đều là tịnh chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục ái dục đã hết mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết hoặc sinh trên cõi Phạm thiên mà ái cõi ấy chưa hết.

Hỏi: Vị tương ưng không thành tựu tịnh mà đều là vô lậu chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh lên trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Vị tương ưng không thành tựu vô lậu mà đều là tịnh chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên không còn.

Hỏi: Không thành tựu tịnh vô lậu mà đều là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, ái nơi cõi Dục chưa hết.

Hỏi: Không thành tựu vị tương ưng và tịnh vô lậu chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh lên trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Có thể có vị tương ưng đạt được sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Được sinh trên cõi Phạm thiên mà không có ái thoái lui.

Hỏi: Được tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Người phàm phu đến nơi ái dục không còn.

Hỏi: Được vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng?

Đáp: Dựa vào sơ thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, sẽ đạt đến quả A la hán.

Hỏi: Được vị tương ưng tịnh mà không phải vô lậu chăng?

Đáp: Địa trên ẩn đi mà sinh vào cõi Phạm thiên.

Hỏi: Cho đến được tịnh vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Người vô cấu đến nơi ái dục không còn.

Hỏi: Phần còn lại được chăng?

Đáp: Không được.

Hỏi: Có thể có vị tương ưng bỏ sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Bỏ, đến nơi ái trên cõi Phạm thiên không còn.

Hỏi: Bỏ tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Bỏ người phàm phu đối với ái dục không còn mà thoái lui ở cõi Dục, hoặc trên cõi Phạm thiên ẩn đi rồi sinh vào địa phía trên.

Hỏi: Cho đến bỏ tịnh vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Bỏ, người vô cấu đối với ái dục không còn mà thoái lui.

Hỏi: Còn lại cũng bỏ chăng?

Đáp: Không bỏ.

Hỏi: Có thể có vị tương ưng sơ thiền mà thoái lui chứ không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Không thoái lui.

Hỏi: Tịnh thoái lui mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Thoái lui, người phàm phu đối với ái dục không còn mà thoái lui.

Hỏi: Cho đến tịnh vô lậu thoái lui mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Thoái lui, người vô cấu đối với ái dục không còn mà thoái lui.

Hỏi: Phần còn lại thoái lui chăng?

Đáp: Không thoái lui.

Hỏi: Nếu tu sơ thiền thế tục thì đó là tu sơ thiền vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc thế tục mà không phải vô lậu.

Thế nào là thế tục mà không phải vô lậu?

Vốn đạt được sơ thiền thế tục hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được sơ thiền thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền vô lậu hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền thế tục chứ không phải vô lậu, đó gọi là thế tục mà không phải vô lậu.

Thế nào là vô lậu mà không phải thế tục?

Vốn đạt được sơ thiền vô lậu hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được sơ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền thế tục.

Hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu chứ không phải là thế tục. Hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu chứ không phải là thế tục, đó gọi là vô lậu mà không phải thế tục.

Thế nào là vô lậu mà cũng là thế tục?

Vốn không đạt được sơ thiền thế tục hiện ở trước mắt mà lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu, hoặc vốn không đạt được sơ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu sơ thiền thế tục.

Hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu và thế tục, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là ở sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu và thế tục, đó gọi là vô lậu mà cũng là thế tục.

Thế nào là không phải thế tục cũng không phải vô lậu?

Vốn được trí thế tục hiện ở trước mắt, mà đó không phải là sơ thiền, hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền vô lậu và thế tục, hoặc vốn được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền.

Hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền vô lậu và thế tục, tất cả tâm nhiễm ô và tâm vô ký nhập định vô tưởng định diệt tận, không phải tu sơ thiền thế tục cũng không phải sơ thiền vô lậu, đó gọi là không phải thế tục cũng không phải vô lậu.

Nhị thiền và tam thiền cũng như thế.

Hỏi: Nếu tu tứ thiền thế tục thì đó là tu tứ thiền vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc thế tục mà không phải vô lậu.

Thế nào là thế tục àm không phải vô lậu?

Vốn đạt được tứ thiền thế tục hiện ở trước mắt. Hoặc vốn không đạt được tứ thiền thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền vô lậu, hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền thế tục lúc này có thể tu tứ thiền thế tục chứ không phải tứ thiền vô lậu, đó gọi là thế tục mà không phải vô lậu.

Thế nào là vô lậu mà không phải thế tục?

Vốn đạt được tứ thiền vô lậu hiện ở trước mắt. Hoặc vốn không đạt được tứ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền thế tục.

Hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu chứ không phải thế tục. Hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu chứ không phải thế tục, đó gọi là vô lậu mà không phải thế tục.

Thế nào là vô lậu mà cũng là thế tục?

Vốn không đạt được tứ thiền thế tục hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu. Hoặc vốn không đạt được tứ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu tứ thiền thế tục.

Hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu và thế tục. Hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu và thế tục, đó gọi là vô lậu mà cũng là thế tục.

Thế nào là không phải thế tục cũng không phải vô lậu?

Vốn được trí thế tục hiện ở trước mắt, mà đó không phải là tứ thiền hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền vô lậu và thế tục. Hoặc vốn được trí vô lậu hiện ở trước mắt mà đó không phải là tứ thiền.

Hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền vô lậu và thế tục. Tất cả tâm nhiễm ô và tâm vô ký nhập định vô tưởng định diệt tận, vô tưởng thiên không tu tứ thiền thế tục cũng không tu tứ thiền vô lậu, đó gọi là không phải thế tục cũng không phải vô lậu. Cho đến định bất dụng cũng như thế.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập sơ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói có giác có quán chăng?

Đáp: Hoặc pháp đó có giác, có quán. Hoặc không có giác, có quán, hoặc không có giác, không có quán.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập nhị thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hỷ căn chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó tương ưng với lạc căn, hỷ căn, hoặc hộ căn.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập tam thiền vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với lạc căn chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó tương ưng với lạc căn, hoặc hỷ căn, hộ căn.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập tứ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hộ căn chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó tương ưng với lạc căn, hoặc hỷ căn, hộ căn.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập không định vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm không định chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó thâu tóm không định, hoặc thức định, bất dụng định.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập thức định vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm thức định chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó thâu tóm không định, hoặc thức định, bất dụng định.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập bất dụng định vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm bất dụng định chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó thâu tóm không định, hoặc thức định bất dụng định.

Vị tương ưng sơ thiền cùng vị tương ưng sơ thiền ấy là nhân thứ tự mà duyên tăng thượng. Tịnh là theo thứ tự duyên tăng thượng mà không có nhân. Vô lậu là duyên tăng thượng. Vị tương ưng còn lại cùng một tăng thượng. Nhị thiền, tam thiền, tứ thiền vô lậu tịnh là duyên tăng thượng. Định Vô sắc vô lậu tịnh cùng chung một tăng thượng.

Sơ Thiền tịnh cùng sơ thiền tịnh kia là nhân thứ tự mà duyên tăng thượng, vô lậu là thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân, trừ ra địa mình còn lại tất cả vị tương ưng cùng một tăng thượng. Nhị thiền tam thiền vô lậu tịnh, theo thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân. tứ thiền vô lậu tịnh duyên tăng thượng. Định Vô sắc vô lậu tịnh cùng một tăng thượng. Vị tương ưng với địa mình là theo thứ tự duyên tăng thượng.

Sơ thiền vô lậu cùng sơ thiền vô lậu kia là nhân thứ tự duyên tăng thượng. Tất cả vị tương ưng cùng một tăng thượng. Tịnh sơ thiền, nhị thiền, tam thiền là theo thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Nhị thiền tam thiền vô lậu là nhân thứ tự duyên tăng thượng.

Tứ thiền tịnh, định Vô sắc tịnh là duyên tăng thượng. Tứ thiền vô lậu, định Vô sắc vô lậu là nhân duyên tăng thượng. Tự địa tịnh là theo thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Cho đến bất dụng định cũng như thế.

Vị tương ưng hữu tưởng vô tưởng cùng vị tương ưng hữu tưởng vô tưởng ấy là nhân thứ tự mà duyên tăng thượng. Tịnh là thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân. Dưới vị tương ưng cùng một thứ tự tăng thượng. Bất dụng xứ tịnh là theo thứ tự duyên tăng thượng, còn lại dưới vô lậu tịnh là duyên tăng thượng.

Hữu tưởng vô tưởng tịnh cùng hữu tưởng vô tưởng tịnh kia nhân thứ tự và duyên tăng thượng. Dưới vị tương ưng là cùng một tăng thượng. Dưới vô lậu tịnh và thức xứ bất dụng xứ là thứ tự duyên tăng thượng mà không có nhân. Còn lại vô lậu tịnh là duyên tăng thượng vị tương ưng với địa mình là thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân.

***