Chuùng ta hoïc Phaät phaûi laáy thaønh toái Chaùnh Giaùc
Laøm muïc tieâu hoïc taäp

kinhphatthuyet.vn

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH LƯỢC THUẬT ĐẠI Ý TỪNG QUYỂN KINH

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT

HOA NGHIÊM KINH LƯỢC THUẬT

ĐẠI Ý TỪNG QUYỂN KINH

Giảng giải: Pháp Sư Lý Thông Huyền,

Đời Đường
 

Cuốn thứ nhất: Hội thứ nhất tại Bồ Đề Đạo Tràng thuyết sáu phẩm Kinh đến cuốn thứ năm phẩm thứ nhất: Thế Chủ Diệu Nghiêm. Phật thành đạo, ở tại nước Ma Kiệt Đề, thuyết pháp trong Bồ Đề Đạo tràng, từ đời kiếp trước kia cùng tu với Phật, nay khiến cho đại chúng vân tập.

Cuốn thư hai: Phẩm loại Bàng Sanh, Chư Thiên cõi phía trên, trong quả hải của Như Lai, đều phần chứng giải thoát.

Cuốn thứ ba: Tứ Vương Bát Bộ, các thần đủ loại, đều dùng ngôn từ tuyệt vời để thỉnh cầu, ca tụng ngâm nga giáo pháp khó nghĩ được.

Cuốn thứ tư: Vô số chủng loại hình sắc, ngàn vạn cách thức tuỳ thuộc, đều nói về pháp môn giải thoát, dùng kệ ca ngợi công đức của Như Lai.

Cuốn thứ năm: Nhờ uy lực bất tư nghì của Như Lai, Bồ tát đều từ chổ ngồi đứng dậy, truyền đi khắp trời đất, thị hiện những cảnh giới tốt lành của hải hội cùng vô biên Chư Phật.

Cuốn thứ sáu: Phẩm thứ hai Như Lai Hiện Tướng. Đại chúng chung ý nghĩ thỉnh cầu, Như Lai Hiện Tướng để đáp lại, ánh sáng và âm thanh triệu tập chúng sanh có duyên ở khắp mười phương vân tập thành hội chúng mới.

Cuốn thứ bảy: Phẩm thứ ba Phổ Hiền Tam Muội.

Phẩm thứ tư: Thế giới thành tựu. Phổ Hiền đi vào tạng thân Tam Muội, Như Lai dùng Thánh lực gia trì, rời định thuyết về pháp môn thập hải, trình bày rộng về sự thành lập Thế giới.

Cuốn thứ tám: Phong luận ngữ lấy thuỷ đại, biển cả hiện ra hoa sen, an lập phân bố các loại sông thơm, Thế giới trùng điệp ở giữa biển khơi.

Cuốn thứ chín: Tiếp theo phẩm Thế giới thành tựu.

Phẩm thứ năm: Hoa Tạng Thế giới. Mười biển xoay quanh về bên phải, liên tiếp nhau theo thứ tự, cùng đan xen trùng trùng giống như lưới giăng quý báu của Đế Thích.

Cuốn thứ mười: Đến cuốn thứ mười một, là phẩm thứ sáu Tỳ Lô Xá Na. Những Quốc Độ biển cả đã phụ trách, thuận theo thẳng đến vòng quanh mọi pháp giới, Hoa Tạng trang nghiêm tuyệt vời, nêu ra quả khuyến khích cùng phát sinh niềm tin an lạc.

Cuốn thứ mười một: Tỳ Lô Xá Na, kiếp trước biết là Thái Tử Uy Quang, dâng cúng mười núi Tu Di lên vi trần số các Đức Như Lai, khiến cho đạt được quả hải là mười Liên Hoa Tạng Thế giới.

Cuốn thứ mười hai: Hội thứ hai tại cung điện Phổ Quang Minh thuyết ra sáu phẩm Kinh.

Phẩm thứ bảy: Phật Danh Hiệu.

Phẩm thứ tám: Tứ Thánh đế. Danh hiệu của Như Lai có rất nhiều loại, dựa theo căn khí của chúng sanh khác nhau, thiết lập bốn Thánh đế, thuận theo xứ sở để lập thành tên gọi, đều làm cho nghe pháp mà chứng ngộ.

Cuốn thứ mười ba: Phẩm thứ chín Quang Minh Giác.

Phẩm thứ mười: Bồ tát Vấn Minh. Văn Thù Sư Lợi cùng với chín vị Bồ tát đứng đầu, hỏi để sáng tỏ mười loại thậm thâm, đều là biểu hiện tánh tướng dung thông, phá trừ tất cả nghi ngờ chấp trước của chúng sanh.

Cuốn thứ mười bốn: Phẩm thứ mười một Tịnh Hạnh.

Phẩm thứ mười hai: Hiền Thủ. Tịnh hạnh phát khởi đại nguyện vô biên, Văn Thù khiến cho khéo dụng tâm đó, Hiền Thủ làm rạng rỡ đức hạnh, ca ngợi thu nhận biểu hiện niềm tin có đại dụng bao la.

Cuốn thứ mười lăm: Tiếp theo phẩm Hiền Thủ. Mao quang chiếu ích Tam Muội, nêu lên ví dụ biểu thị cho ý chỉ sâu xa vô cùng khó hiểu, ca ngợi Kinh Giáo khó nghĩ được mà khuyến khích giữ gìn, Chư Phật xoa đầu mà tuỳ hỷ hộ trì.

Cuốn thứ mười sáu: Hội thứ ba tại Cung Trời Đao Lợi thuyết ra sáu phẩm Kinh.

Phẩm thứ mười ba: Thăng Tu Di Đảnh. Phẩm thứ mười bốn Kệ Tán.

Phẩm thứ mười lăm Thập trú. Tu Di và Kệ Tán, làm sáng tỏ Phật đức không xa rời mà lên cao trên Cõi Trời. Thập trú hiểu rõ pháp môn, phân rõ tông thú bước vào địa vị của Bồ tát.

Cuốn thứ mười bảy: Phẩm thứ mười sáu Phạm hạnh.

Phẩm thứ mười bảy: Sơ phát tâm công đức. Phạm hạnh khiến cho hiểu rõ cảnh giới không tịch, tâm không phát sinh hai loại kiến giải thiên lệch, phát tâm hiện có sẵn công đức vô biên, ý niệm ban đầu sẽ thành tựu Chánh giác.

Cuốn thứ mười tám: Phẩm thứ mười tám Minh Pháp. Sáng tỏ pháp thuyết về Tam Bảo không gián đoạn, về sau có thể an lạc mà nơi đường trời người, mười loại pháp môn của Thập hạnh, hướng lên trên cầu địa vị tiến mãi lên cao.

Cuốn thứ mười chín: Hội thứ tư tại cung Trời Dạ Ma thuyết ra bốn phẩm Kinh.

Phẩm thứ mười chín: Thăng Dạ Ma Thiên Cung.

Phẩm thứ hai mươi: Kệ Tán.

Phẩm thứ hai mươi mốt: Thập hạnh. Hai phẩm Dạ Ma và Kệ Tán làm sáng tỏ công đức của Phật là không cùng tận. Bao gồm biểu hiện rõ pháp môn của Thập hạnh, luận bàn rộng rãi về hoạt dụng khéo léo tuyệt vời của Bồ tát.

Cuốn thứ hai mươi: Tiếp theo phẩm Thập hạnh. Bốn hạnh vô trước đẳng chân, trình bày về hai phần tự lợi và lợi tha. Bắt đầu chứng đạt đến nay thật khó nghĩ bàn, phần kệ tụng tiếp tục thu nhận công đức ở trước.

Cuốn thứ hai mươi mốt: Phẩm thứ hai mươi hai Thập Vô Tận Tạng. Mười kho tạng vô tận, ba đời Chư Phật cùng tuân theo, không chỉ là nghĩa về pháp môn của Thập hạnh, mà cũng vượt quá sự thẳng tiến của Thập hồi hướng.

Cuốn thứ hai mươi hai: Hội thứ năm tại cung Trời Đâu Suất thuyết ra ba phẩm Kinh.

Phẩm thứ hai mươi ba: Thăng Đâu Suất Thiên Cung. Lên trên cung Trời Đâu Suất, hoá chủ thuận theo cơ duyên, nhìn thấy Đức Phật hiện thần thông phóng quang, Thiên Vương đạt được lợi ích.

Cuốn thứ hai mươi ba: Phẩm thứ hai mươi bốn Kệ Tán. Cõi Trời tri túc dùng kệ ca ngợi, thứ nhất là Thập hồi hướng, biểu hiện Bồ tát bi, trí bao la, vô số kiếp cứu hộ chúng sinh đau khổ.

Cuốn thứ hai mươi bốn: Đến cuốn ba mươi ba.

Phẩm thứ hai mươi lăm: Thập hồi hướng. Tâm kiên cố bất hoại, nhờ pháp môn của Chư Phật, hạnh nguyện càng bền chắc, hồi hướng cho thời xứ thiện thệ.

Cuốn thứ hai mươi lăm: Nhân tốt lành chứa đựng quả, lập thành tên gọi kho tạng vô tận, thiện căn hợp với chân như, tức là cùng tánh chân như không giới hạn.

Cuốn thứ hai mươi sáu: Bắt đầu từ giúp cho xe ngựa cho đến dùng thân mình, nhân tố vĩ đại trong mười đoạn văn Trường Hàng, trong ngoài tất cả đều xoá bỏ.

Cuốn thứ hai mươi bảy: Bồ tát xả bỏ ngay cả thịt da đầu tóc, cả đến cứu giúp cho hình hài còn thừa lại, dùng vạn hạnh trang nghiêm thân thể ấy, thành tựu mười loại tướng mạo trượng phu.

Cuốn thứ hai mươi tám: Từ đầu đến cuối nhìn thấy Đức Phật xuất hiện sáu mươi loại pháp môn đại thí, văn trường hàng trước sau ba cuốn, toàn bộ thâu vào hồi hướng kiên cố.

Cuốn thứ hai mươi chín: Đã thuận theo chúng sinh vô tướng, luôn luôn tuỳ thuận tâm hành, cũng như hai pháp đại thí, rộng ra đến A tăng kỳ kiếp, nguyện chúng sinh đầy đủ pháp và tài vật.

Cuốn thứ ba mươi: Công đức của một trăm pháp môn, hoàn toàn giống như xuyên suốt, hành thiện đồng đẳng với hư không, cũng cùng chung tánh tướng cùng rộng lớn.

Cuốn thứ ba mươi mốt: Bởi vô tướng nên mê hoặc ràng buộc được giải thoát gọi là hồi hướng, sáu loại pháp môn về trí vi tế, nguyện chứng được công đức của Phổ Hiền.

Cuốn thứ ba mươi hai: Bày một thân hướng về pháp giới, thâu lấy mọi cảng tượng vào đầu mảy lông, hồi hướng mọi thiện căn cho pháp giới, thành tựu vô lượng đại dụng của Phổ Hiền.

Cuốn thứ ba mươi ba: Hai quả y báo và chánh báo, đều dùng vô số vật báu trang nghiêm kết thành để ca ngợi, khuyến khích tu tập đầy đủ công hạnh của địa vị Phổ Hiền.

Cuốn thứ ba mươi bốn: Hội thứ sáu tại Cung Trời Tha Hoá thuyết ra một phẩm Kinh, đến cuốn ba mươi chín. Phẩm thứ hai mươi sáu Thập địa. Tại Ma Ni bảo điện ở cung trời tha hoa, bắt đầu mở ra pháp môn Thập địa, ba lần gia trì năm lần thỉnh cầu, mới trình bày rõ ràng về tướng đầu tiên của hàng Sơ địa.

Cuốn thứ ba mươi lăm: Ly Cấu Địa Bồ tát, tu pháp môn tam tụ Thập Thiện, tám thiền định và năm thần thông, phát ra vô biên tướng rực rỡ của diệu tuệ.

Cuốn thứ ba mươi sáu: Có năng lực chứng được tuệ rực rỡ của trí, tiến lên tu tập pháp môn của phần vị bồ đề, nương vào pháp môn quán xét bốn đế của Thanh văn, biểu hiện tướng trạng thù thắng của địa vị Bồ tát.

Cuốn thứ ba mươi bảy: Bát Nhã hiện tiền có mười loại pháp quán về duyên khởi, viễn hành địa thời gian cò dài, bảy địa vượt lên trên công lao của đầu và cuối.

Cuốn thư ba mươi tám: Không chứng được lý vô sanh, vì vậy Đức Phật bảy lần khuyến khích dẫn dắt tiến lên, đại bi quán sát mười loại chúng sanh nhiều như cây rừng, đại trí lưu thông Bồ tát có đủ biện tài mà diễn bày giáo pháp.

Cuốn thứ ba mươi chín: Mây mưa công đức mở rộng hai hạnh tự tha, tiểu phần chưa sánh bằng Như Lai, trong đó nhân quả đan xen lẫn nhau, nhiều ví dụ so sánh không thể diễn tả được. Hội thứ bảy tại Cõi Trời Tam Thiền, văn bị thất lạc.

Cuốn thứ bốn mươi: Hội thứ tám lại diễn ra tại Phổ Quang pháp đường thuyết ra phẩm Kinh, đến cuốn bốn mươi ba.

Phẩm thứ hai mươi bảy: Thập định. Quả vị cao nhất chắc chắn căn cứ vào Sơ tín, vì vậy pháp hội lập lại ở Phổ Quang pháp đường, Phổ Hiền vâng theo lời dạy mà tuyên dương, mới nhất định bày tỏ về tác dụng thù thắng của Thập định.

Cuốn thứ bốn mươi mốt: Nhập định an trú khắp quốc độ, liền đạt đến mười loại trang nghiêm, thuyết về thần thông tự tại của Bồ tát, hiển bày công đức vô tận của Phổ Hiền.

Cuốn thứ bốn mươi hai: Tác dụng xuất nhập của tam mội tự tại khác nhau không có phân chia gì khác. Miệng có bốn nghiệp dụng mà tâm cuộn sóng trào, bốn biện tài lưu thông để diễn thuyết.

Cuốn thứ bốn mươi ba: Vô ngại đại luân tam muội, khắp nơi pháp giới mà trở thành công năng thù thắng, như hoá thân Thiên Vương cai quản thiên chúng, giống như Đẳng giác mà cùng là Diệu giác.

Cuốn thứ bốn mươi bốn: Phẩm thứ hai mươi tám Thập thông.

Phẩm thứ hai mươi chín: Thập nhẫn. Cuộn vào tản ra biện tài tự tại, phân rõ về thân tướng của mười loại, thần thông pháp dụ, cả hai trình bày rõ ràng về tướng của thập nhẫn.

Cuốn thứ bốn mươi lăm: Phẩm thứ ba mươi A tăng kỳ.

Phẩm thứ ba mươi mốt: Thọ lượng.

Phẩm thứ ba mươi hai: Bồ tát trú xứ. A tăng kỳ và thọ lượng, hai phẩm biểu thị công đức không cùng tận của Phật. Cảm ứng thuận theo nơi chốn, chỉ ra trú xứ của Bồ tát.

Cuốn thứ bốn mươi sáu: Đến cuốn thứ bốn mươi bảy.

Phẩm thứ ba mươi ba: Bất tư nghị pháp.

Đại chúng hoài nghi nên nghĩ rằng phải thỉnh cầu, không biết đức tướng như thế nào?

Hoa sen xanh bỗng nhiên hiện ra phân rõ để đáp lại, bàn về quả pháp bất tư nghì của Phật.

Cuốn thứ bốn mươi bảy: Phật sự rộng lớn từ đầu đến cuối, tu tập pháp môn ở nơi giải thoát, nêu cao pháp tràng hăng hái hơn mức bình thường, tuyên thuyết thông suốt tận cùng đến viên âm.

Cuốn thứ bốn mươi tám: Phẩm thứ ba mươi tư Như Lai thập thân tướng hải.

Phẩm thứ ba mươi lăm: Tuỳ hảo quang minh công đức. Hai phẩm Thập thân tướng hải và Tuỳ hảo quang minh, đều hiển bày đức dụng khó nghĩ bàn của nhân quả sâu xa.

Cuốn thứ bốn mươi chín: Phẩm thứ ba mươi sáu Phổ Hiền Hạnh. Phẩm Phổ Hiền Hạnh, chỉ rõ một niệm mê hoặctrở thành trăm vạn cửa ngõ chướng ngại. Phần kệ tụng tách biệt trình bày về Thập hạnh, đan xen mà không lẫn tạp.

Cuốn thứ năm mươi: Đến cuốn thứ năm mươi hai,

Phẩm thứ ba mươi bảy: Như Lai xuất hiện. Như Lai xuất hiện, pháp và dụ có nhiều môn, mười thân thu nhận kín đáo mà lại dung thông, một lý bình đẳng như nhau mà chiếu rọi xuyên suốt.

Cuốn thứ năm mươi mốt: Miệng biện giải lưu loát là tướng của viên âm, đáp lại rõ ràng là mạch ngầm của dòng nước trí, phá sạch vi trần mà lộ rõ Đại Kinh, phân tích phàm tâm hiện rõ ra thành trí.

Cuốn thứ năm mươi hai: Cảnh giới thực hành cùng với thành tựu đẳng Chánh giác, chuyển pháp luân cho đến Niết Bàn, thân cận thấy nghe không trống rỗng, thành chủng tử kiên cố bất hoại của Kim cang.

Cuốn thứ năm mươi ba: Hội thứ chín, lần thứ ba lại ở Phổ Quang Pháp đường thuyết ra một phẩm Kinh đến.

Cuốn thứ năm mươi chín, Phẩm thứ ba mươi tám Ly thế gian. Bồ tát ở giữa thế gian mà không nhiễm, tức là phẩm ly thế gian, hiện rõ ra phổ tuệ ngay lúc ấy, đưa ra sự việc bắt đầu thưa hỏi, Phổ Hiền theo đo trả lời tựa như nước trong bình rót ra.

Cuốn thứ năm mươi tư: Bắt đầu từ mười loại mừng vui thanh thản, cho đến pháp môn vô đẳng trú, hơn 300 đoạn văn trường hàng, dùng để trả lời về tướng của Thập hạnh.

Cuốn thứ năm mươi lăm: Mười loại về ý của vô thường, về sau làm sáng tỏ các pháp môn tự tại. Chỉ thú trong đó không giới hạn, thuật về địa vị hồi hướng ở trước.

Cuốn thứ năm mươi sáu: Đầu đề là mười loại vô ngại, đến văn hiển bày về Đại Sư tử hống, có vô số pháp môn, mở rộng công đức của Thập địa ở trước.

Cuốn thứ năm mươi bảy: Đoạn trừ mười loại tập khí còn lại, sau đó luận về tâm thắng tiến, rộng ra có ba mươi hai phần, trình bày thông suốt về các hạnh ly cấu.

Cuốn thứ năm mươi tám: Bắt đầu từ các Bồ tát hành thí thanh tịnh, xuống đến giáng sinh có mười phần. Hạnh nguyện trong đó không cùng tận, tướng nhân quả thực hiện đã đầy đủ.

Cuốn thứ năm mươi chín: Tám tướng từ lúc giáng sinh vào thai mẹ, là kệ khuyến khích tu trì. Nhất tâm thực hành hai ngàn pháp môn xuất ly, là phần tu tập thành tựu của một Bộ Kinh.

Cuốn thứ sáu mươi: Hội thứ mười tại trùng các giảng đường trong tinh xá Kỳ Hoàn thuyết ra một phẩm Kinh đến cuốn thứ tám mươi.

Phẩm thứ ba mươi chín: Nhập pháp giới. Như Lai không rời khỏi trong phạm vi rừng Thệ Đa, đi vào Sư Tử Tần Thân Tam Muội, Bồ tát nhìn thấy sự thần biến của thân pháp giới, còn Thanh văn như người đui điếc chẳng biết gì.

Cuốn thứ sáu mươi mốt: Phổ Hiền dùng năng lực mở ra mười câu, Như Lai phóng ra một ánh sáng nơi tướng lông trắng, Văn Thù chỉ có thuận theo mà đi về phía nam, đều là hiển bày quả đức của pháp môn thiền định.

Cuốn thứ sáu mươi hai: Đại Thánh khuyên nhủ Thiện Tài, cầu thiện hữu nên đi về phía nam, tìm hiểu về hai thiện tri thức là Đức Vân và Hải Vân, chỉ bày cho pháp môn thiện trú, sâu xa khó hiểu không suy lường nổi.

Cuốn thứ sáu mươi ba: Gặp được Cù Di Ca và trưởng giả Giải Thoát, chứng được pháp môn vi diệu của Đà la ni. Sau đó gặp Tỳ kheo Hải Tràng, nhìn thấy lông trên thân hiện rõ ra những việc thù thắng.

Cuốn thứ sáu mươi bốn: Chào thiện hữu Hưu Xả Cù Sa, mới nắm tay mà du lãm khắp mười phương, khuyến khích đến núi đao Thắng nhiệt, lao vào ngọn lữa mà đạt được tam muội.

Cuốn thứ sáu mươi lăm: Bắt đầu từ Từ Hạnh đồng nữ, sau đó đến Minh Trí cư sĩ, bốn người đó cùng là thiện hữu, đều nương vào pháp môn của Thập hạnh.

Cuốn thứ sáu mươi sáu: Trưởng giả Bảo Kế Khổ Nhãn, Quốc Vương Vô Yếm Đại Quang, bất động bàn về nhân duyên trước kia đã lễ Phật, ý sâu xa là pháp môn bao gồm thuận nghịch.

Cuốn sáu mươi bảy: Đi khắp nơi hóa thân trong hình tướng chủng loại của sáu đường, cháo thơm chúc hương chủ yếu là pháp môn của Ngũ phần hương, tốt đẹp không gì hơn là đem bốn Thánh đế kẹp chặt để độ người, Sư Tử Ni ở nơi tòa Kim Cang bàn luận về giáo pháp.

Cuốn thứ sáu mươi tám: Bà Tu và Bồ tát Quán Âm, Đại Thiên cùng với An Trú Địa Thần làm thiện hữu, tu pháp môn hồi hướng, Bà San nói là Thánh vị của Sơ địa.

Cuốn sáu mươi chín: Dạ Thần Phổ Đức, trao cho pháp môn Du bộ giải thoát, vui mừng mắt thấy thân bước trên mây, cúng dường nhiều Đức Phật mà uy thế càng tiến xa.

Cuốn thứ bảy mươi: Đi khắp nơi cứu giúp từ trước đến sau chỉ một đạo hào quang, Thiện Tài đạt được tam luân thanh tịnh, hỏi đáp trình bày qua từng sự việc một với nhiều Tôn giả, từ đời kiếp lâu xa gặp được bạn tốt để thông suốt.

Cuốn thứ bảy mươi mốt: Ở hai thành Tịch Tịnh và Thủ Hộ, vì Thiện Tài mở cánh cửa giải thoát, mỗi một thành đều sâu rộng khó nghĩ đến được, lớp lớp chất chồng đều kết thành pháp hội xưa nay.

Cuốn thứ bảy mươi hai: Thiện hữu là hoa nỡ rộ trên cây, thuyết ra tên gọi giải thoát, Thái Hỷ Quang Minh Luân Vương, thiết lập Đạo Tràng thực hiện pháp thí, Dạ Thần cùng tu mắt nhìn thấy chuyện xưa.

Cuốn thứ bảy mươi ba: Đại nguyện pháp môn, Thiện Tài nhìn thấy thành ấp thắng diệu. Vua cha thấy Phật, thái tử tránh khỏi tội lỗi của hình phạt chém đầu.

Cuốn thứ bảy mươi tư: Diệu Đức Linh Thần, người chịu trách nhiệm lưu giữ mười loại thọ sanh. Trong bụng mẹ Ma Da, hiện bày ba ngàn thần biến kỳ lạ.

Cuốn thứ bảy mươi lăm: Thiện Tài tìm hiểu từ Cù Bà đức thần, bày tỏ nhắc nhủ cầu tìm thiện hữu, gặp Phật là nhân duyên của việc đã qua, cùng tu tập là duyên thù thắng của hạnh nguyện.

Cuốn thứ bảy mươi sáu: Ma Da là mẫu nghi của Chư Phật, là quỹ tắc mực thước của ngôn hạnh nguyện xứ, là thiện hữu trong sáng chuẩn mực nhất của chúng ấy, đều là những nguyên do của pháp hội duyên vào đó nhập định.

Cuốn thứ bảy mươi bảy: Đồng tử đồng nữ, khuyên nhủ Thiện Tài làm bạn với trăm loại pháp môn quan trọng. Từ Thị Từ Niệm, dùng kệ ca ngợi khiến cho trở về với Bổn Sư.

Cuốn thứ bảy mươi tám: Thiện Tài cảm động được gặp mà bắt đầu bày tỏ, Di Lặc có đủ công đức nên luôn luôn dung nạp. Kinh có hơn ba trăm đoạn, hiển bày tâm bồ đề thù thắng mà công lao to lớn.

Cuốn thứ bảy mươi chín: Thiện Tài bước vào trong cánh cửa làu gác, trông thấy vô biên sự việc từ bao đời kiếp của vô số Thế giới, pháp dụ hỏi đáp mà rời khỏi chổ ngồi, sẽ thành tựu đạo quả ở thời gian vị lai.

Cuốn thứ tám mươi: Văn Thù Sư Lợi duỗi tay ra mà giống như giữ lại, công lao của Thiện Tài chứng đến quả cao nhất, Phổ Hiền xoa đầu rồi dùng kệ khuyến khích, cẩn thận đừng nghi ngờ đối với Kinh này.
 

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT

 HOA NGHIÊM KINH

LƯỢC THUẬT ĐẠI Ý

TỪNG QUYỂN TRONG KINH
 

Ngày 1 tháng 2 năm Hợi niên hiệu Đại Vĩnh thứ bảy viết xong.

Chí nguyện của người viết đã hoàn tất. Kinh Hoa Nghiêm là pháp luân căn bản của một đời thuyết pháp, trực tiếp hiển bày sự nội chứng của Như Lai. Người nào đã có một lần nghe Kinh này lọt vào trong tai, sẽ vĩnh viễn xa rời khổ báo của sanh tử.

Thông Huyền cư sĩ là Tổ Sư của Hoa nghiêm, giảng Kinh hợp với ý Phật, cho nên từ trong miệng phát ra ánh sáng vàng rực, nói thế này nói thế kia, nếu không tin thì không thể náo có được điều đó. Nhưng mà đại ý của tám mươi cuốn vừa mới là mực viết trên giấy kẹp chặt tất cả trong tay, chính là yếu thuật vô cùng vi diệu.

Hiến tôi từng ngày đối với tập này rất tôn kính, chẳng để ý gì đến chuyện giấy mực ít ỏi hiếm hoi, động viên cố gắng viết ra tập này. Nguyện Tam Bảo từ bi gia hộ, thương xót nạp thọ cho nhiều chỗ tối tăm.

*