Chuùng ta hoïc Phaät phaûi laáy thaønh toái Chaùnh Giaùc
Laøm muïc tieâu hoïc taäp
BÁCH LUẬN
Giảng giải: Bồ Tát Đề Bà
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẨM TÁM
PHÁ TRONG NHÂN KHÔNG QUẢ
Ngoại viết: Vì sự sinh có nên một phải thành. Ông nói nhờ nhân duyên nên các pháp sinh. Sự sinh này, hoặc trong nhân trước phải có, hoặc trong nhân trước không. Vì sự sinh này có ắt phải có một.
Nội viết: Sinh, không sinh, chẳng phải sinh. Nếu có sinh, thì trước có trong nhân, trước không trong nhân, tư duy như vậy là không thể được, huống gì là không sinh.
Ông nói: Nếu có bình sinh là bình, thì bình lúc ban đầu là có hay chăng?
Là nắm đất lúc sau chẳng phải bình là có hay chăng?
Nếu bình thì bình lúc đầu có bình sinh, việc này không đúng.
Vì sao?
Vì bình đã có nên đầu, giữa, sau này cùng làm nhân chờ nhau. Nếu không có giữa và sau thì không có đầu, nếu có bình ban đầu tất có giữa, sau.
Cho nên bình trước đã có, sau đó lại dụng gì?
Nếu về sau của nắm đất chẳng phải lúc bình, là bình sinh thì cũng không đúng.
Vì sao?
Vì chưa có.
Nếu bình không ở đầu, giữa, cuối thì không phải bình, nếu không bình thì vì sao có bình sinh?
Lại nữa, nếu có bình sinh, hoặc nắm đất về sau, là bình phải có, hoặc nắm đất lúc đầu, bình phải có, lúc nắm đất về sau của bình không có bình sinh.
Vì sao?
Vì đã có, nên cũng chẳng phải bình, nắm đất của lúc đầu phải có bình sinh.
Vì sao?
Vì chưa có.
Ngoại viết: Vì sinh lúc sinh nên không có lỗi. Tôi không nói hoặc đã sinh, hoặc chưa sinh có bình sinh. Lúc pháp sinh thứ hai sinh là sinh.
Nội viết: Lúc sinh cũng như vậy, lúc sinh như trước đã nói, hoặc sinh thì đã sinh, hoặc chưa sinh, tại sao có sinh?
Lúc sinh gọi là nửa sinh nửa chưa sinh, có lỗi cả hai cũng như trước đã phá bỏ, cho nên không sinh.
Ngoại viết: Vì sự sinh thành một nghĩa. Tôi không nói bình sinh rồi có sinh, cũng không nói chưa sinh có sinh. Nay bình kia hiện thành tức là bình sinh.
Nội viết: Nếu vậy thì sau khi sinh, thành gọi là đã sinh. Nếu không sinh, thì không ban đầu, không ở giữa, hoặc không ban đầu cũng không ở giữa, không thành, cho nên không phải lấy thành làm sinh, vì sinh ở sau.
Ngoại viết: Vì đầu, giữa, sau lần lượt sinh nên không có lỗi. Nắm đất lần lượt sinh đáy, bụng, cổ, miệng bình… Đầu, giữa, cuối lần lượt sinh, chẳng phải nắm đất lần lượt có thành bình, cho nên chẳng phải lúc nắm đất có bình sinh, cũng chẳng phải lúc có bình, có bình sinh, cũng chẳng phải không bình sinh.
Nội viết: Đầu, giữa, cuối chẳng phải lần lượt sinh. Ban đầu gọi là trước không sau có, ở giữa là có trước có sau, ở sau là có trước không có sau. Đầu, giữa, cuối như vậy cũng làm nhân chờ nhau.
Nếu xa lìa thì vì sao có?
Cho nên đầu, giữa, cuối không phải lần lượt sinh. Sinh cùng lúc cũng không đúng. Nếu sinh cùng lúc, không phải nói là đầu, là giữa, là cuối, cũng không làm nhân chờ nhau, cho nên không đúng.
Ngoại viết: Như sinh, trú, hoại, như tướng hữu vi. Sinh, trú, hoại lần lượt có, đầu, giữa, cuối cũng như vậy.
Nội viết: Sinh, trú, hoại cũng như thế, hoặc lần lượt có, hoặc có cùng một lúc, hai việc này không đúng.
Vì sao?
Vì không trú thì không sinh. Nếu không trú mà có sinh thì cũng phải không sinh, có trú, hoại cũng như vậy. Hoặc trong một lúc, không nên phân biệt là sinh, là trú, là hoại.
Lại nữa, tất cả xứ có tất cả, tất cả xứ gọi là ba tướng hữu vi. Hoặc sinh, trú, hoại cũng có tướng hữu vi, nghĩa là nay trong sinh phải có ba tướng là pháp hữu vi, trong mỗi một lại có ba tướng, thế là vô cùng. Trú, hoại cũng như vậy. Nếu trong sinh, trú, hoại lại không có ba tướng thì nay sinh, trú, hoại không gọi là tướng hữu vi.
Nếu ông cho, sinh sinh cùng sinh như cha và con, việc này không đúng. Như vậy sinh sinh hoặc trước trong nhân có chờ đợi lẫn nhau, hoặc trước trong nhân không chờ đợi lẫn nhau, hoặc trước trong nhân ít có, vì ít nên không chờ lẫn nhau, ba loại này trong phần phá tình căn đã nói.
Lại nữa, như cha trước có, sau mới sinh con, cha này lại có cha, cho nên thí dụ này chẳng đúng.
Ngoại viết: Nhất định có sinh, vì có thể sinh pháp có. Nếu có sinh, có pháp có thể sinh, nếu không sinh thì không thể sinh. Nay hiện có pháp có thể sinh như bình… nên tất có sinh.
Nội viết: Hoặc có sinh không có thể sinh. Nếu bình có sinh bình thì đã sinh không gọi là có thể sinh.
Vì sao?
Vì hoặc không bình, cũng không bình sinh, cho nên nếu có sinh thì không thể sinh, huống gì là không sinh.
Lại nữa, mình cùng với người cũng như vậy, hoặc sinh và có thể sinh là hai, hoặc tự tánh, hoặc tha sinh, hoặc cộng sinh ở trong phần Phá kiết đã nói.
Ngoại viết: Nhất định có, vì sinh và có thể sinh cùng thành, chẳng phải trước có sinh sau có sự có thể sinh, một lúc cùng thành.
Nội viết: Sinh và có thể sinh không thể sinh. Nếu có thể sinh, có thể thành sự sinh thì sự sinh là có thể sinh, không gọi là có thể sinh. Nếu không sinh sao có sự có thể sinh, cho nên hai việc này đều không.
Lại nữa, có, không cùng đối đãi lẫn nhau là không đúng. Nay vì sự có thể sinh chưa có nên không sinh tức là có, có không sao có thể đối đãi lẫn nhau, cho nên đều không.
Ngoại viết: Vì sinh và có thể sinh đối đãi lẫn nhau nên các pháp thành, chẳng phải chỉ có sự sinh và có thể sinh đối đãi nhau mà thành, vì hai sự đối đãi nhau này nên các vật như bình… thành.
Nội viết: Nếu từ hai sự sinh này thì vì sao không có ba. Ông nói sự sinh và có thể sinh vì đối đãi lẫn nhau nên các pháp thành. Nếu từ quả của hai sự sinh này thì vì sao không có pháp thứ ba. Như cha, mẹ sinh con, nay xa lìa sự sinh và có thể sinh, lại không có pháp thứ ba như bình… cho nên không đúng.
Ngoại viết: Vì phải có nhân của sự sinh hoại. Nếu quả không sinh thì nhân phải hoại, nay vì thấy nhân của bình hoại nên phải có sinh.
Nội viết: Vì nhân hoại nên sinh cũng diệt.
Nếu quả sinh thì quả này là có lúc nhân hoại chăng?
Hay là có sau khi hoại chăng?
Nếu có lúc nhân hoại, nghĩa là vì cùng với hoại không khác nên sự sinh cũng diệt. Nếu có sau khi hoại, nghĩa là vì nhân đã hoại nên không có nhân, vì không nhân nên quả không sinh.
Lại nữa, vì quả nhất định trong nhân, hoặc trước có quả, trước không quả trong nhân, cả hai trường hợp này đều không sinh.
Vì sao?
Nếu trong nhân không quả thì vì sao chỉ trong nắm bùn có bình, trong tơ có vải. Nếu cả hai việc này đều không thì trong bùn phải có vải, trong tơ phải có bình. Nếu trong nhân trước có quả, nghĩa là trong nhân này sinh quả này, việc ấy không đúng.
Vì sao?
Vì nhân này tức là quả. Pháp của ông cho nhân quả không khác nhau, cho nên trong nhân hoặc trước có quả, hoặc trước không quả, là đều không sinh.
Lại nữa, vì nhiều chuỗi nhân quả. Nếu trước có quả trong nhân thì trong sữa có lạc, tô v.v… cũng như trong tô có lạc, sữa v.v… Nếu trong sữa có lạc, tô v.v… thì trong một nhân có nhiều quả. Nếu trong tô có sữa, lạc thì trong một quả có nhiều nhân. Nhân quả trước sau như vậy trong một lúc là lỗi đều có. Nếu trong nhân không quả cũng có lỗi như vậy, cho nên trong nhân có quả, không quả đều là không sinh.
Ngoại viết: Vì nhân quả không phá bỏ nên sinh và có thể sinh đều thành. Ông nói trong nhân nhiều quả, trong quả nhiều nhân là lỗi, không nói không nhân quả, cho nên sinh và có thể sinh đều thành.
Nội viết: Vật vật, phi vật phi vật cùng nhau không sinh. Vật không sinh vật, chẳng phải vật không sinh chẳng phải vật, vật không sinh phi vật, phi vật không sinh vật. Nếu vật sinh vật, như mẹ sinh con, điều đó không đúng.
Vì sao?
Mẹ thật không sinh con, vì con trước có từ mẹ mà ra. Nếu cho từ phần máu huyết của mẹ sinh ra, đó là dùng vật sinh vật, điều này không đúng.
Vì sao?
Vì mẹ lìa máu huyết thì không thể được. Nếu cho, như sự biến sinh là dùng vật sinh vật, điều này cũng không đúng.
Vì sao?
Trẻ biến thành già, vì chẳng phải trẻ sinh ra sự già. Nếu cho, như hình trong gương là lấy vật sinh vật, điều này cũng không đúng.
Vì sao?
Vì ảnh trong gương không từ đâu đến. Lại nữa, như ảnh trong gương không khác với mặt, quả khác cũng phải giống với nhân, nhưng không đúng, cho nên vật không sinh vật. Phi vật không sinh phi vật, nghĩa là như sừng thỏ không sinh sừng thỏ.
Vật không sinh phi vật, nghĩa là như Thạch nữ không sinh con. Phi vật không sinh vật, nghĩa là như lông rùa không sinh, cho nên không có pháp sinh. Lại nữa, nếu vật sinh vật, nghĩa là phải ứng với hai loại pháp sinh này. Nếu trong nhân có quả, hoặc trong nhân không quả thì không đúng.
Vì sao?
Vì nếu trong nhân trước không quả, nghĩa là nhân không phải sinh quả, vì một bên nhân có quả khác là không thể được.
Nếu trước có quả trong nhân thì vì sao có sinh diệt?
Vì không khác. Nếu bình và nắm đất không khác, nghĩa là lúc bình sinh, nắm đất không diệt, nắm đất cũng không phải là nhân của bình. Nếu nắm đất và bình không khác, nghĩa là bình không phải sinh bình, cũng không phải là quả nắm đất, cho nên hoặc trong nhân có quả, hoặc trong nhân không quả, vật không sinh vật.
***