Chuùng ta hoïc Phaät phaûi laáy thaønh toái Chaùnh Giaùc
Laøm muïc tieâu hoïc taäp

kinhphatthuyet.vn

BÁCH LUẬN - PHẨM SÁU - PHÁ TRẦN

BÁCH LUẬN

Giảng giải: Bồ Tát Đề Bà

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
 

PHẨM SÁU

PHÁ TRẦN
 

Ngoại viết: Tương ưng với có tình, bìnhv.v… có thể nắm giữ như bình… nay hiện thấy các vật như bình… vì có thể nắm giữ.

Nếu các tình căn không thể nắm giữ các trần thì phải dùng những gì để nắm giữ?

Cho nên biết có tình có thể nắm giữ các vật như bình v.v…

Nội viết: Chẳng phải một mình sắc là bình, nên bình chẳng phải hiện thấy, có thể thấy sắc hiện ở bình, còn hương, vị… không thể thấy. Không phải một mình sắc là bình, hương, vị hòa hợp là bình. Nếu bình có thể hiện thấy thì hương, vị… cũng phải có thể hiện thấy. Nhưng không thể thấy, cho nên bình chẳng phải hiện thấy.

Ngoại viết: Vì nắm lấy từng phần nên tin là nắm lấy tất cả. Vì có thể thấy một phần bình nên bình gọi là hiện thấy.

Vì sao?

Vì người đã thấy bình thì tin và biết là ta thấy bình này.

Nội viết: Nếu nắm lấy từng phần thì không nắm giữ tất cả, một phần sắc của bình có thể thấy, phần hương, vị… không thể thấy. Nay phần không làm phần có. Nếu phần làm phần có thì các phần hương, vị… cũng phải có thể thấy, cho nên bình chẳng phải có thể thấy hết. Việc này như đã nói trong phần phá nhất, phá dị.

Ngoại viết: Có bình có thể thấy vì nhận lấy sắc hiện có thể thấy. Vì ông nhận lấy sắc hiện thấy nên bình cũng phải hiện thấy.

Nội viết: Nếu phần này hiện thấy thì phần kia không hiện thấy. Ông cho sắc hiện thấy, việc này không đúng. Vì sắc có hình nên phần trong phần kia không hiện thấy, vì phần này chướng ngại nên phần kia cũng như vậy. Lại nữa, như trước nói, nếu thâu nhận phần thì không phải nắm lấy tất cả. Kia tương ưng trả lời điều này.

Ngoại viết: Vì vi trần không có phần nên không phá hết, vì vi trần không có phần nên tất cả hiện thấy thì có lỗi gì?

Nội viết: Vi trần chẳng phải hiện thấy.

Kinh của ông nói: Vi trần chẳng phải hiện thấy cho nên không thể thành pháp hiện thấy. Nếu vi trần cũng hiện thấy thì sự phá trừ đồng với sắc.

Ngoại viết: Bình phải hiện thấy, vì người đời tin vậy nên người đời đều tin bình có chỗ dụng là hiện thấy.

Nội viết: Hiện thấy không có chẳng phải bình không có. Ông cho nếu không hiện thấy bình, lúc này không có bình, việc ấy không đúng. Bình tuy không hiện thấy nhưng chẳng phải không có bình, nên bình chẳng phải hiện thấy.

Ngoại viết: Vì mắt hòa hợp nên không có lỗi. Bình tuy là tướng hiện thấy nhưng lúc mắt chưa hội đủ nên người tự nhiên không thấy, bình này chứ chẳng phải không là tướng hiện thấy.

Nội viết: Như hiện thấy sinh không có, thì có cũng không thật. Nếu khi bình chưa cùng với mắt hợp thì chưa có tướng khác. Lúc thấy sau có ít tướng khác sinh, nghĩa là phải biết đây là tướng hiện thấy của bình sinh, nay thật sự không có tướng khác sinh. Cho nên tướng hiện thấy không sinh. Như tướng hiện thấy của bình sinh ra không có thì bình có cũng là không có.

Ngoại viết: Năm thân phá một phần, phần còn lại có năm thân là bình, ông phá một sắc, không phá hương… nay vì hương, vị không phá nên phải có trần.

Nội viết: Nếu không phải tất cả đều xúc thì làm sao sắc… hòa hợp?

Ông nói năm thân là bình, lời này không đúng.

Vì sao?

Vì một phần sắc là xúc, phần khác chẳng phải xúc.

Làm sao xúc và không phải xúc hòa hợp?

Cho nên chẳng phải năm thân là bình.

Ngoại viết: Vì bình hòa hợp. Mỗi một phần sắc… không hòa hợp nhưng phần sắc… và bình hòa hợp.

Nội viết: Trừ sự khác biệt, tại sao bình và xúc hòa hợp?

Nếu bình và xúc khác nhau thì bình chẳng phải xúc, chẳng phải xúc tại sao hòa hợp với xúc?

Nếu trừ sắc… lại không có pháp bình, nếu không có pháp bình thì tại sao xúc và bình hòa hợp?

Ngoại viết: Sắc phải hiện thấy, vì tin vào Kinh.

Kinh của ông nói: Sắc gọi là bốn đại cùng với bốn đại tạo, trong phần tạo sắc thuộc về sắc nhập, là hiện thấy.

Tại sao ông nói không hiện thấy sắc?

Nội viết: Bốn đại chẳng phải mắt thấy, làm sao sinh hiện thấy?

Tướng đất kiên cố, tướng nước thấm ướt, tướng lửa nóng, tướng gió lay động, bốn đại này chẳng phải mắt thấy, nghĩa là chỗ tạo sắc ấy chẳng phải hiện thấy.

Ngoại viết: Vì thân căn nắm giữ nên bốn đại có. Nay thân căn nắm giữ bốn đại nên bốn đại có. Vì thế các vật do bốn đại tạo như lửa… cũng phải có.

Nội viết: Vì tất cả trong lửa đều nóng. Trong bốn đại chỉ có lửa là tướng nóng, ngoài ra chẳng phải tướng nóng. Nay trong lửa, bốn đại đều là tướng nóng, cho nên lửa không phải bốn thân. Nếu ngoài ra không có tướng nóng thì không gọi là lửa, cho nên lửa không phải là bốn thân. Tướng đất vững chắc, tướng nước thấm ướt, tướng gió lay động cũng như vậy.

Ngoại viết: Sắc nên có thể thấy, vì thời hiện tại có. Dùng nhãn tình căn… thời hiện tại để nắm lấy trần, đó gọi là thời hiện tại. Nếu nhãn tình căn… không thể nắm lấy sắc trần… thì không có thời hiện tại. Nay thật có thời hiện tại cho nên sắc có thể thấy.

Nội viết: Nếu pháp sau cũ mất thì pháp đầu cũng cũ mất. Pháp sau cũ mất nên tướng hiện, tướng này là thời sinh, chẳng phải cũ mất. Lúc mới sinh, đã tùy có, vì nhỏ nên không biết, vì cùng chuyển hiện nên thời này có thể biết, như người mang guốc.

Mới đầu vì nhỏ nên tùy theo đó mà không rõ không biết, lâu sau thì mới cùng hiện. Nếu vì đầu tiên không thì sau cũng không, đó là phải thường mới. Nếu đúng vậy nên tướng không phải sinh, do đó vì ban đầu nhỏ nên sau tùy theo đó mà cùng hiện. Nay vì các pháp không trú thì thời không trú, nếu thời không trú thì không nắm giữ trần xứ.

Ngoại viết: Vì nhận lấy cái mới nên cũ, vì có thời hiện tại. Ông nhận lấy tướng mới tướng cũ, quán lúc sinh gọi là mới, quán lúc khác gọi là cũ, hai tướng này chẳng phải thời quá khứ có thể nắm giữ, cũng chẳng phải thời vị lai có thể nắm giữ. Vì thời hiện tại nên tướng mới, cũ có thể nắm giữ.

Nội viết: Không đúng, vì sinh nên mới, vì khác nên cũ. Nếu pháp sinh tướng mới từ lâu, tướng mới ấy đã qua, khác với mới thì gọi là cũ. Nếu tướng cũ sinh tức là mới thì mới này là cũ chỉ là có ngôn thuyết.

Trong Đệ nhất nghĩa không có mới, không giữa, không cũ.

Ngoại viết: Nếu vậy thì được lợi gì?

Nội viết: Được vĩnh viễn xa lìa. Nếu mới không làm giữa, giữa không làm cũ, như hạt giống nảy mầm sinh cành đốt, hoại hoa quả…, mỗi một không hòa hợp. Vì mỗi một không hòa hợp nên các pháp không trú, vì không trú nên xa lìa, vì xa lìa nên không thể nắm giữ.

***