Chuùng ta hoïc Phaät phaûi laáy thaønh toái Chaùnh Giaùc
Laøm muïc tieâu hoïc taäp

kinhphatthuyet.vn

BÁCH LUẬN - PHẨM NĂM - PHÁ TÌNH

BÁCH LUẬN

Giảng giải: Bồ Tát Đề Bà

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
 

PHẨM NĂM

PHÁ TÌNH
 

Ngoại viết: Nhất định có ngã, ngã sở, vì hiện tiền có pháp là có. Vì tình căn trần và ý hòa hợp nên cái biết tri sinh. Biết này là biết hiện tiền, biết này vì thật có nên tình, trần, ý là có.

Nội viết: Thấy sắc rồi thì biết sinh có dụng gì?

Nếu mắt trước thấy sắc, sau đó biết sinh, thì biết lại dùng gì?

Nếu biết sinh trước, sau đó mắt thấy sắc thì cũng không đúng.

Vì sao?

Vì nếu không thấy sắc, vì nhân duyên không có nên sinh cũng không. Nếu mắt trước không thấy sắc thì nhân duyên không hòa hợp, vì không hợp nên biết không phải sinh.

Ông nói: Vì tình, trần và ý hòa hợp nên biết sinh. Nếu lúc không hòa hợp mà biết sinh là không đúng.

Ngoại viết: Nếu nhất thời sinh thì có lỗi gì?

Nội viết: Nếu nhất thời sinh, việc này không đúng. Sinh cùng không sinh không phải nhất thời sinh, do có, do không, vì trước đã phá bỏ. Nếu thấy biết trước có đối đãi một lúc cùng sinh thì hoặc trước không, hoặc nửa có nửa không, trong ba trường hợp này, nhất thời sinh là không đúng.

Vì sao?

Nếu trước có thấy biết thì không nên sinh lại, vì do có. Nếu trước không có cũng không nên sinh, vì do không có. Nếu không có thì không có đối đãi, cũng không sinh. Nếu nửa có nửa không thì nơi hai Kinh trước đều đã phá trừ.

Lại nữa, một pháp tại sao cũng có cũng không. Nếu sinh cùng một lúc thì biết không chờ thấy, thấy không chờ biết.

Lại nữa, mắt là đến sắc thấy hay là không đến sắc thấy?

Nếu mắt đi đến thì thấy xa và chậm. Nếu mắt di chuyển đến sắc mới thấy thì sắc xa phải thấy chậm, sắc gần phải thấy nhanh.

Vì sao?

Vì pháp đi là như vậy. Nhưng nay cùng một lúc thấy bình gần, trăng xa, cho nên biết mắt không do đi đến, nếu không đi thì không hòa hợp.

Lại nữa, nếu nhãn lực không đến được nơi sắc mà thấy sắc thì vì sao thấy gần, không thấy xa, tức xa gần phải thấy cùng một lúc.

Giả như mắt đi đến là đã thấy rồi đi, hay không thấy mà đi?

Nếu đã thấy rồi đi thì lại dùng gì?

Nếu trước mắt thấy sắc, xong việc rồi đi đến thì lại dùng gì?

Nếu không thấy mà đi thì không như chỗ ý hướng tới. Nếu trước mắt không thấy sắc mà đi đến thì không như chỗ ý chọn lấy tức không thể nắm giữ, vì mắt không biết, nên hướng đến Đông thì lại sang Tây.

Lại nữa, không có mắt thì xứ cũng không thể chọn lấy. Nếu mắt đi đến sắc mà nắm giữ sắc thì thân không có mắt, vì thân không mắt, đó là không nắm giữ. Nếu mắt không đi đến mà nắm giữ sắc thì sắc là không có mắt, vì sắc không có mắt nên mắt kia cũng không có sự nắm giữ. Nếu mắt không đi đến mà nắm giữ sắc thì phải thấy sắc trên trời và sắc bên ngoài bị chướng ngại nhưng không thấy, cho nên việc này không phải vậy.

Ngoại viết: Vì tướng mắt là thấy, thấy là tướng của mắt, ở trong duyên có lực có thể nắm giữ, vì tự tánh là vậy.

Nội viết: Nếu mắt là tướng thấy thì phải tự thấy mắt. Nếu mắt là tướng thấy như tướng nóng của lửa, tự lửa nóng có thể làm cho vật khác cũng nóng. Mắt như vậy, nếu là tướng thấy thì phải tự thấy mắt, nhưng không thấy, cho nên mắt chẳng phải tướng thấy.

Ngoại viết: Như ngón tay, mắt tuy là tướng thấy nhưng không tự thấy mắt. Như trên đầu ngón tay không thể tự nó chạm vào nó, mắt cũng như vậy, tuy là tướng thấy nhưng không thể tự thấy.

Nội viết: Không đúng. Vì xúc là nghiệp của ngón tay, xúc với tự nó là nghiệp của ngón tay chẳng phải là tướng của ngón tay. Ông nói thấy là tướng của mắt thì sao không thể tự thấy mắt, cho nên thí dụ về ngón tay là chẳng phải.

Ngoại viết: Ánh sáng và ý đi nên thấy sắc. Ánh sáng, mắt và ý đi nên đến chỗ kia có thể nắm lấy sắc.

Nội viết: Nếu ý đi đến sắc thì đó là vô giác. Nếu ý đến sắc thì ý ở tại đó, ý ở tại đó thì thân sẽ không có ý, giống như người chết, nhưng thật sự ý không đi, vì trong một lúc, xa gần đều nắm lấy. Tuy niệm quá khứ, vị lai nhưng niệm không ở tại quá khứ, vị lai, vì lúc niệm không phải là đi.

Ngoại viết: Như ý tại thân. Ý tuy tại thân mà có thể biết xa.

Nội viết: Nếu vậy thì không hợp. Nếu ý tại thân mà sắc ở chỗ kia, do sắc ở chỗ kia thì không hòa hợp. Nếu không hòa hợp thì không thể nắm lấy sắc.

Ngoại viết: Không đúng. Vì ánh sáng, ý và sắc hòa hợp nên thấy. Mắt và ý hòa hợp ở tại thân, vì dùng ý lực khiến cho ánh sáng, mắt và sắc hòa hợp. Sự thấy sắc như vậy cho nên không mất sự hòa hợp.

Nội viết: Nếu vì hòa hợp nên sự thấy sinh sự không thấy, nghĩa là ông cho vì hòa hợp nên thấy sắc.

Nếu nói: Chỉ mắt thấy sắc, chỉ ý nắm lấy sắc thì việc này không đúng.

Ngoại viết: Vì nhận lấy sự hòa hợp nên sự nắm lấy sắc thành tựu. Ông nhận lấy sự hòa hợp thì có sự hòa hợp, nếu có hòa hợp thì nên có sự nắm giữ sắc.

Nội viết: Ý chẳng phải thấy, mắt chẳng phải biết, sắc chẳng phải thấy biết.

Vì sao thấy?

Vì ý khác với mắt. Ý chẳng phải tướng thấy, vì chẳng phải tướng kiến thấy nên không thể thấy mắt, vì là bốn đại tạo nên chẳng phải tướng biết, vì chẳng phải tướng biết nên không thể biết sắc.

Cũng chẳng phải tướng thấy, cũng chẳng phải tướng biết, tuy hòa hợp như vậy nhưng làm sao nắm giữ sắc?

Tai, mũi, lưỡi, thân cũng phá trừ như vậy.

***